2.Quan niệm của Bình Nguyên Lộc về đất nước

Một phần của tài liệu Đặc trưng văn xuôi nghệ thuật Bình Nguyên Lộc (Trang 40 - 51)

yêu bằng cảm xúc, bằng nỗi nhớ, không phải yêu như một lý thuyết, văn xuôi nghệ thuật Bình Nguyên Lộc xuất hiện một motif đặc biệt : motif

ruộng vườn làng xóm, mặc dù họ rất nghèo, rất nghèọ Giữa thời buổi nhiễu nhương, cái nghèo không những không phải là một lực níu kéo họ bám trụ với đất cằn, mà ngược lại, mỗi lần cuộc đời có biến động, nó còn đánh bồi thêm những đòn chí mạng hòng làm con người bật rễ khỏi đất mẹ. Nhưng không, qua bao gian khó,bao nắng lửa và bão tố, con người vẫn bám chặt quê hương. Ông không giải thích được điều đó. Là một nhà ngôn ngữ học, có thói quen trình bày vấn đề một cách logich, ưa phân tích cặn kẽ, chi ly, nhưng đối với hiện tượng này, nhà văn dường như “bất lực”.

Đây là lần duy nhất ông chỉ trình bày một thực tế mà không “trữ tình ngoại đề” một cách dài dòng.

“ - Ở lại để làm gì ?

- Không biết để làm gì ! chỉ thương là ở lại thôi ! - Đói chết

- Đói cũng được, miễn toại lòng thương” ( truyện ngắn “Bám níu”, 9,1015)

Người dân bám đất, bám làng, dù đất ấy, làng ấy chẳng cho họ cái gì ngoài cái đóị Nhưng họ vẫn ở lại, vì họ thương làng quá. Ông bà ông vải đã ở đây, mồ mả tổ tiên nằm ở đây, họ quen với cây đa trước miếu, với những ống vôi mẻ miệng, với những ống sáo sứt đầu nằm quanh gốc cây linh thụ . . ; từ tiếng tù và đến màu mạ non, tất cả đã hoà nhập lại để tạo thành có không khí, cái chân trời quen thuộc của người dân, đúc lại thành tình yêu quê hương xứ sở. Vì tình yêu ấy, họ bám đất bám làng bằng mọi giá. Khi phải chọn giữa cái ngôi nhà cổ in dấu tổ tiên ba đời nhưng nghèo đói với sự giàu có khi bán ngôi nhà ấy đi, khi phải lựa chọn giữa cái gò cát toàn là cỏ cháy nhưng ngự trị trên ấy là mồ mả ông bà, với một khoản tiền khổng lồ khi bán nó cho những ông trùm tư bản khai thác cát, người nông dân luôn luôn chọn cái đầu tiên (truyện “Những ngôi mả tổ”, “Bán ngôi nhà cổ”, trong tập “Cuống rún chưa lìa”). Bám đất bám làng trở thành một giá trị đạo đức bất khả xâm phạm, cho nên, có những người sắp phải dời làng vì cái đói đã dồn họ đến bước đường cùng, nhưng chỉ cần gặp một con cá cố lội ngược dòng để trở về vũng nước nó sinh ra, họ cũng hổ thẹn, day dứt, đau đớn, xót xa, và rốt cuộc, họ ở lạị Bám làng bắt nguồn từ tình thương với làng, Bình Nguyên Lộc

thấy điều đó chưa có một cơ sở, một nền tảng triết lý vững chắc, ông bèn nâng nó lên thành một giá trị đạo đức có tính chất hiển nhiên,không tranh cãi , và hơn thế nữa,ông gắn nó với sự tồn vong của Tổ quốc. Đất nước này có những ngôi làng ngỏ bé đến như vô nghĩa, nó còn đó, đất nước chẳng giàu lên, nó mất đi, đất nước chẳng bị ảnh hưởng gì. Ừ, nó nghèo, nó vô nghĩa, nhưng “làng này không có không được. Một nước phải gồm rất nhiều làng, làng nghèo, làng giàu, làng nghèo cũng cần lắm chớ bà con” ( 9,1016).Chúng tôi đã có nói,đọc Bình Nguyên Lộc,đôi khi người đọc phải xúc động,không hẳn vì tác phẩm hấp dẫn,lôi cuốn,mà vì những lời kêu gọi tha thiết, cháy bỏng của nhà văn ! Nhà văn đã không còn giữ được cái khách quan, bình tĩnh vốn có. Ơû đây, ta nghe rất rõ những tiếng vang dữ dội của thời cuộc vào trang văn Bình Nguyên Lộc, nghe rõ sự tan vỡ của nông thôn miền Nam dưới sức mạnh Mĩ. Khác với những Anh Đức,Nguyễn Quang Sáng,Nguyễn Thi… luôn nghe rõ tiếng hầm hập của lửa na-pan đang thiêu đốt những xóm làng, nghe rõ tiếng xích của xe thiết giáp đang dồn dân lập ấp chiến lược và luôn khẳng định lòng yêu nước bằng vũ khí , Bình Nguyên Lộc chỉ nhìn sự tan rã của nông thôn miền Nam dưới bom đạn Mỹ bằng góc nhìn văn hoá. Như chúng tôi sẽ phân tích ở những phần sau, với nhà văn, nông thôn là tất cả : văn hoá, truyền thống, tình người, nhân nghĩa, đạo đức, cội nguồn . . . Nông thôn bị huỷ diệt là mất nước. Đó là lời kêu gọi, là thông điệp mà nhà văn gởi đến cho người đọc. “Bám níu, ông bà ta đã bám níu, tao đã bám níu mới còn

xóm này, làng nàỵ Còn làng mới còn nước mình”. Lão Nghiệm, nhân vật

trong thiên truyện “Bám níu” đã nói như thế . . . ( 9,1016)

Chúng tôi nhận thấy, những tư tưởng nghệ thuật nói trên trong văn xuôi Bình Nguyên Lộc là sự phản ứng của nhà văn trước cuộc xâm lăng ồ ạt của văn hoá Mỹ vào những vùng tạm chiến, nhất là các đô thị, của miền Nam thời ấỵ Các vị giáo sư, linh mục như Nguyễn Ngọc Lan, Lý Chánh Trung và nhiều trí thức tâm huyết với văn hoá dân tộc đã lên án dữ dội hiện tượng đó. Bình Nguyên Lộc cũng đối diện với vấn đề, nhưng theo cách riêng của mình. Điều ông trăn trở trong suốt những năm tháng ấy là : sức mạnh nào, giá trị gì sẽ sẽ giúp cho văn hoá Việt Nam vượt qua thử thách ? Ông trở về với lịch sử, tìm về “Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam”, lần theo bước chân Nam tiến của tiền nhân trong

những tháng năm khai phá miền Nam, mở mang bờ cõị Lòng thủy chung son sắt với quê cha đất tổ, đức hy sinh của cả thế hệ để đem lại hạnh phúc cho con cháu đời sau, lý tưởng nhân nghĩa trong quan hệ cộng đồng . . . tất cả những giá trị tinh thần ấy là cơ sở để ông vững tin vào tương lai của dân tộc mình. ( “Rừng mắm”, “Thèm mùi đất”, “Đất không chết” . . .trong tập “Cuống rún chưa lìa” ; “Má ơi, má !”, “Lá rụng về ngọn”,“Bí mật của chàng”…trong tập “Thầm lặng” ).Thiên truyện Những đứa con thương của đất mẹ” thể hiện rõ nhất niềm tin ấy của nhà văn. Tuấn, một trí thức Tây học, hứa hôn với nàng Lucie Minh, cũng Tây học như chàng. Cuối cùng, cuộc tình của họ tan vỡ, vì Tuấn từ bỏ Luciẹ Chàng nhận ra cô Lucie của chàng không còn là người Việt nữa, “không đủ khả năng thực hiện ý chí ký thác truyền thống dân tộc lại cho con cái

của chàng !”. Nàng là một con người “không ngạc nhiên trước món ăn

ngoại quốc nào, trước loại nhạc Âu Tây nào, trước phép lịch sự quốc tế

nào” ( 9, 1051 ) Trái lại, những cô me Huê Kỳ mà chàng gặp trong một

lần đi nghỉ mát ở Vũng Tàu , vì sinh kế và vì cuộc đời xô đẩy phải đi làm vợ hờ cho lính Mỹ, nhưng họ vẫn là những tâm hồn Việt trăm phần trăm. Họ sống một cuộc đời dơ bẩn, họ ý thức rất rõ điều ấy ; và hơn ai hết, họ phải học Mỹ thật nhiều để kiếm sống, nhưng tiếp xúc với họ, Tuấn đã

“giật mình sợ hãi” : cái sức mạnh huyền bí nào khiến cho những con

người mỗi ngày vẫn phải ngửa tay nhận những đồng đô-la từ lính Mỹ, mà rốt cục vẫn chỉ nói được 4 chữ tiếng Mỹ : Yes, No, Dollar và Okê ; cái sức mạnh nào đã khiến cho “trí và lòng họ hoàn toàn bưng bít với những

gì ở bên ngoài vào”, những tiếng nhạc đinh tai nhức óc, những món đồ

hộp vô hồn chỉ để thỏa mãn cái đói …, tất cả những thứ ấy không những không thể bắt họ quên những bài ca vọng cổ, những chiếc bánh xèo với nước mắm chanh ớt, mà còn khiến họ tìm về với quê hương da diết hơn , đến mức“ dù có ăn ở với những ông Huê Kỳ hai mươi năm nữa”, “họ cũng không thể nào chịu nổi nhạc Jazz. Họ là người Việt Nam trăm phần trăm, trước kia, bây giờ và mười năm nữa”( 9,1051 ).Tôi hoàn toàn đồng ý với cách mà Bình Nguyên Lộc bàn luận về văn hóạ Chúng tôi không nghĩ rằng Bình Nguyên Lộc đã hồ đồ khi so sánh bánh xèo với đồ hộp, vọng cổ với nhạc Jazz . Trang Tử lấy phân và nước tiểu để bàn về Đạo thì nhà văn cũng có quyền lấy bánh xèo để bàn về văn hóa chứ sao ! Bánh xèo

và vọng cổ không đơn giản chỉ là thức ăn và giai điệụ Biết thưởng thức bánh xèo và vọng cổ là kết quả của một quá trình giáo dục. Giáo dục làm cho một sản phẩm văn hóa, khi đã khắc chạm vào con tim khối óc của con người, sẽ trở thành cái mô hình ( của)thế giới trong ý thức của anh tạ Anh ta sẽ chỉ chấp nhận cái mô hình trên thực tế nào phù hợp, hoặc ít ra là không xung khắc với cái mô hình trong ý thức của mình mà thôị Bình Nguyên Lộc đã nói thế, “giáo dục là văn hóạ Văn hóa cải biến được tất cả, uốn nắn được tất cả”( 13,39 ).Nói khác đi, văn hóa không phải là một vật tự nhiên, ví như cơ thể sinh học của mỗi người, mà nó là một thứ mà con người tiếp nhận nhờ quá trình giáo dục. Quá trình ấy có thể là tự phát, do mỗi cộng đồng tự hun đúc cho những thành viên trong cơ thể mình ; có thể do tự giác, được những cơ quan chuyên môn của Chính phủ lo liệụ Nhưng ở thời ấy, không những Bình Nguyên Lộc không mơ tưởng đến cái văn hóa do “Chính phủ” lo liệu, mà ông còn ghê tởm nó nữạ Ông chống lại cuộc xâm lăng văn hóa hết sức nham hiểm của Mỹ, như chúng tôi đã trình bày ở chương Ị Không phải ngẫu nhiên mà tư tưởng về văn hóa của Bình Nguyên Lộc lại trùng hợp sâu sắc đến thế với tư tưởng của những tác giả văn học yêu nước, cách mạng trên diễn đàn văn học công khai của Sài Gòn thời ấỵ Ông không thể tưởng tượng nổi một nước Việt Nam mà cấp lãnh đạo lại mang tâm hồn ngoại quốc, Lý Chánh Trung lên án sự Mỹ hóa của các nhân vật lãnh đạo, vốn trước đây thuộc vòng ảnh hưởng Pháp.Như nhiều người khác, ông chống lại sự tràn ngập của phim ảnh, báo chí, truyền hình, sách vở Mỹ …, sự mua chuộc các nhà trí thức, văn nghệ, ký giả… qua các cơ quan tài trợ Juspao, Asia Foundation …, và nguy hiểm nhất là sự Mỹ hóa nền giáo dục miền Nam thời ấy,dĩ nhiên,chống lại theo cách của ông .Do đó, đi tìm cội nguồn hun đúc nền văn hóa dân tộc chân chính cho mỗi cá nhân, Bình Nguyên Lộc đặt hết mọi hy vọng vào quá trình giáo dục có tính chất tự phát của cộng đồng. Có một tư tưởng trở đi trở lại trong văn xuôi nghệ thuật của ông như một ám ảnh : chỉ có kẻ nào sinh ra, lớn lên và yêu thương một miền quê nào đấy, kẻ đó … mới biết yêu Tổ quốc. Cực đoan hơn,ông cho rằng những đứa trẻ nào sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn,đứa trẻ ấy… sẽ không biết nhớ thương lưu luyến một điều gì. (“Căn bệnh bí mật của nàng”, “Chiêu hồn nước”, “Phân nửa con người”, “Bám víu”, “Đất không

chết” …). Trong truyện “ Những đứa con thương đất mẹ” mà chúng tôi đang bàn ở đây, Lucie Minh tuy là “một thiếu nữ thơm phức mà lại thấm

nhuần văn minh Địa Trung Hải” chỉ vì cô học nhiều quá,còn những cô

me Huê Kỳ, sống một cuộc đời dơ dáy, nhưng vẫn luôn là “những đứa con thương của đất mẹ” vì các cô “nguyên trước kia là những cô gái cắt cỏ, những cô thợ cấy, thợ gặt, những cô gánh nước thuê …” ở Cần Thơ hay Sa Đéc gì đó. Các cô không thể nào cảm được văn minh Địa Trung Hải, cũng như Lucie Minh không thể cảm được tứ đức, tam tòng.

Đọc Bình Nguyên Lộc, chúng tôi cảm nhận rất rõ một cuộc đấu tranh quyết liệt giữa hai nền văn hóa : văn hóa nhân cách luận, gắn với tâm thức nông thôn và văn hóa cá nhân luận gắn với tâm thức đô thị. Phương Đông, ngay ở thời điểm hiện nay, vẫn thiên về nhân cách luận, khẳng định giá trị của mỗi cá nhân trong mối quan hệ với xã hội ; phương Tây ,đã từ lâu ,thiên về cá nhân luận, khẳng định giá trị của mỗi cá nhân trong tự nó. Nhân cách luận phương Đông tạo ra một xã hội hài hòa, nhưng kiềm chế cá tính. Cá nhân luận phương Tây giải phóng cá tính nhưng tạo ra sự xung khắc vô tận giữa những cá nhân. Căn bản, việc coi cá nhân có một giá trị tuyệt đối, bất khả xâm phạm và đối lập cá nhân với phần còn lại của thế giới, như cấu trúc của văn hóa phương Tây, là phi lý. Cá nhân không thể có giá trị tuyệt đối ,vì như K.Marx đã cảnh báo phương Tây, “con người là tổng hòa các mối quan hê xã hội”. Trước khi mỗi cá nhân đủ tuổi trưởng thành để tự ý thức về giá trị của mình, nó phải chịu ơn “chín chữ cù lao” của cha mẹ, và rộng hơn, chịu ơn cái dân tộc đã cho nó một ngôn ngữ, một văn hóạ Nó không được phép đối lập với tất cả. Cái mô hình văn hóa ấy, nếu đem áp dụng vào phương Đông, sẽ phá vỡ văn hóa phương đông, và mức độ nguy hiểm càng cao khi mà sự xâm nhập ấy tiến hành một cách quy mô, có tổ chức, có lãnh đạo, kế

hoạch … như những gì người Mỹ đã làm với chúng ta trước 1975. Bình

Nguyên Lộc ý thức rất rõ điều đó. Trong số các đô thị miền Nam thời bị tạm chiếm, chỉ có Huế, Huế là đô thị duy nhất trụ vững trước sức tấn công của văn hóa Mỹ. Trước sau như một, văn hóa của đất Tràng An luôn giữ phong cách thùy mị của một thiếu nữ áo tím bên sông Hương. Bình Nguyên Lộc là đứa con của vùng văn hóa Nam bộ, sinh ra và lớn lên, vui

buồn và căm giận, thiết tha và đau khổ … tất cả đều gắn bó với vùng đất nàỵ Không có bóng dáng một tà áo tím nào trong những trang văn của ông, nhưng chúng tôi có cảm tưởng rằng, nếu ông quan tâm đến Huế một chút, ông sẽ bớt đau khổ khi nhìn Sài Gòn. Dĩ nhiên, ông rất yêu Sài Gòn, nhưng như chúng tôi sẽ phân tích ở sau, Sài Gòn trong tim ông không phải là cái phần bị Mỹ hóa, quốc tế hóa, mà là cái phần Sài Gòn hiền lành như một “đứa con thương của đất mẹ”.

Có một điều là, trong văn chương, Bình Nguyên Lộc dường như dùng cái nhìn của nông thôn để đánh giá và phán xét đô thị. Với ông, nông thôn là tất cả những gì đẹp nhất, quý nhất. Đó là dân tộc, là đất nước, là văn hóa chân chính.

Trong tập truyện “Thầm lặng”, ông nói nhiều đến những con người nhỏ bé nơi thôn dã, nhỏ bé đến như vô nghĩa, như cát bụi, nhưng đó mới chính là đất nước trong tâm hồn ông, nói chính xác hơn, đất nước trong ý thức nghệ thuật của ông. Đất nước không phải là Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa … mặc dù ông không thua kém bất kỳ một giáo sư sử học nào về lịch sử dân tộc. Đặc trưng của ý thức nghệ thuật là ở chỗ này : nó không đồng nhất với toàn bộ tư tưởng của nhà văn. Nó là cái phần tư tưởng đặc biệt, có một khoảng cách rất xa so với lý trí ; tư tưởng ấy là một nhiệt hứng, một cảm xúc, một tình yêu, cho nên nó chủ quan, thiên lệch và không bao giờ trùng khớp với lý trí của nhà văn. Bình Nguyên Lộc hiểu rất rõ những hạn chế của tâm thức nông thôn, hiểu rất rõ những tích cực của tâm thức đô thị, hiểu rất rõ là dân tộc cần hiện đại hóa những giá trị truyền thống, cần đô thị hóa tâm thức nông thôn. Nhưng đó là lý trí, tình cảm của ông thì hoàn toàn khác. Đất nước của ông là bé Nhộng mù mắt

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đặc trưng văn xuôi nghệ thuật Bình Nguyên Lộc (Trang 40 - 51)