Quan niệm của Bình Nguyên Lộc về người nghệ sĩ

Một phần của tài liệu Đặc trưng văn xuôi nghệ thuật Bình Nguyên Lộc (Trang 25 - 33)

dưới định hướng của quan niệm văn chương nhất quán nói trên . Khi mới đọc văn của ông, chúng tôi thực sự “bực mình” khi đọc xong những truyện kiểu như thế này : có một nhóm bạn trên đường về thành phố, đến gần Trảng Bom thì trời gần tối, phải tá túc qua đêm trong một căn nhà ven rừng. Trong nhà ấy, có một xác chết.Họ rất sợ, nhưng không còn cách nào khác là vẫn phải ngủ lạị Sáng ra, họ thấy cái thây ma… đi lại trong nhà. Nhưng hỏi ra thì đó là anh trai của người chết mới đi rừng về

(truyện ngắn “Ma cũ” trong tập “Tân Liêu Trai”, in lại trong tập “Ma rừng”).Chúng tôi đã tự hỏi : một câu chuyện đơn giản như thế thì có gì là đặc sắc.Đúng là không có gì đặc sắc, nhưng đó là lời đối thoại với những

“Xác chết chạy đâu”,”Đầu lâu đẫm máu”… Và đây là đánh giá của học

giả Nguyễn Hiến Lê: Tân Liêu Trai là một tập truyện ngắn vui, có ích cho thanh niên và đa số quần chúng. Tôi nghĩ nếu mỗi học sinh có một cuốn để đọc, thì cái nạn tin dị đoan sẽ bớt được phần nhiềụ Các bạn ấy hiểu được những bài khoa học bình dị trong tập và ưa lối hành văn lưu loát cùng những tư tưởng yêu đời, thương người của tác giả ( Điểm sách Tân Liêu Trai, tạp chí Bách Khoa số 61, 1959, SG ,dẫn theo : 26, 52 )

Như chúng tôi đã nói ở trên, Bình Nguyên Lộc có những truyện ngắn có thể “ngồi chung chiếu” với những truyện ngắn hay của văn học Việt Nam hiện đại . Nhưng ta đã thấy, ông không ngại viết những ruyện đơn giản, rất đơn giản, như “Ma cũ” kể trên, miễn là nó có ích. Ông không “vĩ đại hóa” nghệ thuật, không “thiêng liêng hóa” chức năng xây dựng tâm hồn con người của văn chương. Hai từ “sáng tạo văn học”, trong cảm quan của ông, đơn giản chỉ là “lao động”, là “làm việc”. Ông kể rằng, khi biết tác giả của những tác phẩm “văn nghệ đứng đường”, giá rẻ 3 đồng nhưng đã giúp ông vua Quang Trung và Trần Bình Trọng đẩy lùi Tiết Nhơn Quý và Trương Phi, chính là nhà thơ Linh Lang, ông đã hỏi tác giả:

“- Sao anh lại giấu tên?

- Tôi viết vội quá không biết nó có thành thơ không.

- Cứ nhận lì địCó cần gì những vần ấy thành thơ tuyệt tác đâụ Nếu

nó thành thơ thì quý còn rủi nó là vè đi nữa thì nội cái việc làm ra nó cũng đáng mến phục lắm rồị Tại sao anh không sáng tác những câu chuyện tình éo le, những câu chuyện cướp rùng rợn, lại nghiêng mình xuống kho tàng phủ bụi của dân tộc? Mà lại dùng lối thơ đặc Việt là lục bát? Có phải chăng là phụng sự…

Bình Nguyên Lộc là vậy! Không thích cái gì “lớn lối”, “to tiếng”, ngược lại trân trọng tất cả những gì bình dị nhưng có ích và được xuất phát từ một tấm lòng trong sáng. Tất cả những tác phẩm của Bình Nguyên Lộc đều bình dị,dù đó là những tác phẩm đơn giản hay những tác phẩm xuất sắc. Chúng không yêu cầu người đọc phải có vốn văn hóa và trình độ tư duy trừu tượng cao như ở văn Nguyễn Tuân. Tuy vậy, Bình Nguyên Lộc không hề xem nhẹ văn chương và người nghệ sĩ. Ngược lại Bình Nguyên Lộc có những yêu cầu rất cao đối với người nghệ sĩ đích thực.

Trước hết, ông quan niệm lao động của nhà văn là một lao động tinh thần đầy cam go, gian khổ. Ông từng ví cái cực khổ trong lao động của người nghệ sĩ với cái cực khổ, kiên trì của con tằm làm tơ. Để tạo được thứ tơ “nghe mát như là sờ vào một lọ sứ cổ”, con tằm phải ăn hàng trăm rổ dâu,phải ngủ để thai nghén hết đợt này đến đợt khác,phải “quằn quại như một bà mẹ chuyển bụng” và cuối cùng phải bị nấu trong nồi nước sôi cho chết đị Người nghệ sĩ cũng thế, để có được tác phẩm cái đẹp cho công chúng dùng hàng ngày, người nghệ sĩ phải có một tâm hồn biết thu nhận mọi tinh hoa cuộc sống, phải nghiền ngẫm nung nấu cho cái vốn sống ấy trở thành chất sống ; và khi sáng tác, anh ta phải vật lộn với câu chữ và ý tưởng để chất sống ấy trở thành nghệ thuật.Bản thân sự sáng tạo ấy cũng đã là một hành động quên mình. ( Truyện ngắn “Người đàn ông đẻ” trong tập “Kí thác”)Một nghệ sĩ đã sống hết mình với nghệ thuật như vậy, hẳn nhiên phải là một người biết đứng ngoài mọi ham muốn hư vinh, mọi danh vọng ảọTruyện ngắn “Lầu 3 phòng 7” đã nói rất rõ quan niệm đó của nhà văn.Truyện kể về Lệ, một cô gái đẹp, yêu chàng văn sĩ tên Quỳnh và nhờ chàng dạy viết văn. Lệ học đã lâu mà vẫn không sao viết nổị Một hôm, Quỳnh hỏi người yêu về cái lý do khiến nàng muốn trở thành nhà văn. Câu trả lời của nàng :

“ Như thế này:viết văn danh vọng lắm. Như anh, ai cũng biết đến cả. Em cũng muốn được như vậỵ Nhưng mà nay học thêm với anh, em thấy là phải khổ thân lắm mới bước tới đài danh vọng được”. ( 9, 758).

Thế là chàng văn sĩ Quỳnh bỗng như “ nghe một cơn địa chấn” ở xung quanh. Người con gái mà chàng mơ ước sẽ không chỉ là một người bạn đời mà còn là một bạn văn nữa, đã thực sự “tan trong sương mờ”.

“Quỳnh nắm lấy cằm bạn, nhìn thẳng vào mắt chàng, nhưng chỉ nói thầm một mình:

- “Em bé ơi ! Em bé không thích mang nặng đẻ đau, không chịu hoài thai cực khổ và không chịu chuyển bụng rên la, mà em bé lại đòi có những đứa con để đưa em bé lên đài danh vọng… Thôi, em bé cứ đi lấy chồng đi, lấy những người đang ở trên cao, hoặc đang có lương lai nhiềụ Một sớm một chiều, các báo sẽ nói đến một phu nhân X… nào đó.

Viết văn đâu phải để leo lên đâu đâụ Viết để làm gì, lắm khi chính anh cũng không biết. Nhưng đó là những cái thai đã đến ngày, những thằng bé cứ vặn mình đòi lọt rạ Đau như xé cả ruột gan, không muốn cho nó ra cũng không thể được ( 9, 758 ).

Có thể có những tác phẩm nghệ thuật giản dị , nhưng không hề có thứ lao động nghệ thuật chân chính nào lại đơn giản.

Bên cạnh việc đặt ra một yêu cầu cao đối với lao động của nghệ sĩ, nhà văn còn có những quan niệm đúng đắn về tư chất của những người có nghĩa vụ sáng tạo ra cái đẹp cho cuộc đời nàỵ Nếu coi chức năng của văn chương, nghệ thuật là xây dựng tâm hồn con người thì sáng tạo ra nó phải người có một tâm hồn nhạy cảm, dễ rung động trước mọi hiện tượng của cuộc sống thiên nhiên, xã hội và con người . Trong tiểu thuyết “Quán tai heo”, nhà văn viết:

“Con người văn nghệ của xứ nào cũng bị mang tiếng nhiều về tình trường, vì giới văn nghệ là giới mà trong đó (tương đối và bằng theo tỉ số) đã xảy ra nhiều mối tình lộn xộn hơn cả.

Nhưng nào con người văn nghệ có muốn thế đâụ Đó là những phần tử của nhơn loại đã rủi ro và do tình cờ sinh lý, mang phải một bộ thần kinh quá nhạỵ Vì thế mà họ dễ rung cảm và vì dễ rung cảm nên họ thành văn nghệ sĩ . Họ dễ rung cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên, của sự vật, của tư tưởng, của tâm hồn. Vì thế mà họ yêu nhiều hơn kẻ khác và yêu xô bồ hơn.

Làm văn nghệ và yêu vô trật tự chỉ là hậu quả của một sự cấu tạo cơ thể mà họ không dự phần trách nhiệm. Luân lý đôi khi đã thắng trong sự chèøo kéo nội tâm họ và tiếng nói của lý trí đôi khi có được uy quyền nhưngthường thì con người văn nghệ đầu hàng tình cảm của họ, mặc dù họ muốn chống trả và có chống trả” ( 12, 99 ).

Đọc những ý tưởng trên, chúng tôi không nhận thấy dấu vết của quan niệm coi sinh lý, bản năng là nguồn gốc của mọi tư chất nghệ sĩ . Dĩ nhiên không thể phủ nhận hoàn toàn đặc điểm sinh học của bộ thần kinh người nghệ sĩ , nhưng Bình Nguyên Lộc vẫn cho rằng tư chất nghệ sĩ chủ yếu là có nguồn gốc xã hội . Nếu không thì người nghệ sĩ đã chẳng cần phải lao động nghệ thuật một cách cực nhọc.

Khẳng định người nghệ sĩ cần có một tâm hồn nhạy cảm và dễ rung động đồng thời Bình Nguyên Lộc cũng phê phán thói mơ mộng viển vông, thoát ly cuộc sống thực tế, một căn bệnh rất dễ gặp của những nghệ sĩ “nửa mùa”. Trong văn xuôi nghệ thuật Bình Nguyên Lộc, có khá nhiều tác phẩm đề cập đến những văn sĩ viển vông: “Nắng chiều hấp hối” (trong tập truyện ngắn Thầm lặng), “Qua lối cũ” (trong tập truyện ngắn Nhốt gió), “Căn gác hồng của Lâm”, Bên kia sự thật (trong tập truyện ngắn Mưa thu nhớ tằm). Chiêu hồn nước (trong tập truyện ngắn

Cuống rún chưa lìa ).Nắng chiều hấp hối kể về chàng thi sĩ Minh. Chàng làm thơ ký đánh máy cho một hãng xuất nhập cảng, rủi ro thế nào, chàng lại mơ yêu với con gái ông chủ. Thế rồi, chàng mơ mộng một ngày kia, để xứng tầm với người trong mộng, chàng trở thành một thi sĩ nổi tiếng, dù hiện tại chàng chỉ làm được những bài thơ tình “hạng ba”. Cơn mộng đang hồi “ lên hương” thì người mộng đi lấy một anh kỹ sư điện giàu có

hơn chàng. Căn gác hồng của Lâm kể về văn sĩ Lâm và những bạn văn của chàng. Nhà trọ của Lâm ở sau một ngôi biệt thự, chiều chiều Lâm thường thấy sau tấm kính mờ mờ của một căn phòng trong biệt thự đó, có một cô gái… thay đồ. Thế là những chàng văn sĩ thi nhau tưởng tượng về cô gái ấy : đẹp tuyệt trần, học Đại học văn khoa nên rất lãng mạn, thích văn sĩ hơn kỹ sư… Thế rồi đùng một cái, họ phát hịên ra căn phòng ấy chỉ là kho chứa hàng của ông chủ và người hay thay đồ trong đó là … đứa ở.

Chiêu hồn nước kể về một anh văn sĩ hay mơ mộng vớ vẩn, tên Hà. Một đêm nọ, chàng gặp một me Tây đang lang thang trên phố. Chàng tưởng bà là một gái bán thân nuôi miệng, không ngờ bà lang thang trên phố là để cảm nhận tất cả linh hồn của quê hương trước ngày theo chồng đi định cư nơi xứ lạ. Từ đó, chàng vẫn mơ mộng nhưng không còn mơ về những cô gái và những mối tình không có trong cuộc đời thực nữạ Nhìn chung, những truyện phê phán thói mơ mộng, thoát ly vào “tháp ngà” của văn nghệ sĩ, thường được Bình Nguyên Lộc viết bằng phong cách châm biếm nhẹ nhàng.Đối với những nhà văn lạc hướng này, ít khi ông phê phán lớn tiếng bằng thái độ đả kích như cách làm của một số nhà phê bình tâm huyết đương thờị

Bình Nguyên Lộc thường chú ý đến những văn nghệ sĩ nghèo, những người dễ bị tổn thương trước thực tế phũ phàng. Có khi đó là một người phụ nữ người Hoa phải hát rong xa xứ, một nhà văn nghèo phải đem thân làm vật trang trí cho những anh trọc phú háo danh (Pì Pế Hán, trong tập truyện ngắn Ký thác),có khi đó là một nhà văn nghèo không sống được bằng ngòi bút, cuộc đời chàng “buồn như một buổi chiều mưa dầm”

(Nắng chiều hấp hối, trong tập truyện ngắn Thầm lặng). Đặc biệt, trong các sáng tác của Bình Nguyên Lộc, có tiểu thuyết Quán tai heo là một tiểu thuyết đề cập trực tiếp đến đề tài văn nghệ sĩ. Truyện kể về một nhóm nhà văn, nhà thơ, họa sĩ trẻ. Họ là những người thực sự có tâm hồn nghệ sĩ, biết rung động và khám phá những cái đẹp của cuộc sống, biết nhân ái để cảm thông cho những số phận bất hạnh, biết đau đớn khi thơ phải “pha mùi son phấn và mùi thuốc súng”, biết phản tỉnh, tự vấn trước

những cái tầm thường của tâm hồn mình, nhưng đồng thời, họ cũng lại là những người lang thang, lêu lổng, suốt ngày chỉ biết chơi bời, không xác định được hướng đi cho cuộc đời mình. Những khoảnh khắc như thế này là những khoảnh khắc họ không sao trốn thoát được :

“Sau trận mưa đầu ùa tưởng chừng như đất đến thúi ra, trời lại nóng bức vô cùng. Nhà trọ không đèn điện, không bàn viết, và muỗi cứ kêu vo vo mãi mãi bên taịNhưng nếu không có những thứ khó chịu ấy, Minh vẫn cứ thèm đi ra ngoài như thường. Ở đây không có gì gợi hứng cả, mà ngoài kia cũng vẫn không có gì. Nhưng ít ra ở ngoài kia vẫn có một thứ : hy vọng. Hy vọng gặp được một nguồn cảm hứng dồi dào, mong đợi mãi mà không bao giờ đến, hy vọng những gì mơ màng không biết rõ là gì, nhưng nhờ thế mà cuộc đời còn có ý nghĩa đôi chút, còn có cái gì mà bám vào”

(12 ,99 ). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sống vô hướng như thế, những nhà văn thơ ấy không xác định được mục đích của mình. Cuối cùng những nhà văn ấy đi đến đâủ Kết thúc câu chuyện là họ đánh nhau chí tử với một đám côn đồ và bị vào tù… Qua câu chuyện của họ, Bình Nguyên Lộc muốn khẳng định một điều : nhà văn chân chính phải xác định được đối tượng mà mình phục vụ ,nói cách khác là phải xác định được mục đích thực của đời mình. Dĩ nhiên, ông không hề đòi hỏi những người làm văn nghệ phải xây dựng được cái gì vĩ đại, kiểu như “khuấy bão tố từ trong đáy lọ mực” như V.Huygô. Nếu yêu văn chương mà thực sự chưa có tài, hãy bằng lòng với những công việc bình dị, những tác phẩm nhỏ bé, kiểu như những tác phẩm “văn nghệ đứng đường” dành cho người bình dân đọc để không bị tái mù chữ, nhưng tác phẩm ấy phải có ích.

Tóm lại, Bình Nguyên Lộc phê phán thứ văn chương đồi trụy, bạo lực, ma quái, phản dân tộc, đồng thời ca ngợi những áng văn giúp người đọc kìm giữ một “cuống rún chưa lìa” với quê cha đất tổ. Quan niệm văn chương ấy là thái độ của ông trước tình hình văn nghệ Sài Gòn trước 1975. Lấy những con người nhỏ bé làm đề tài sáng tác và là đối tượng

phục vụ, Bình Nguyên Lộc yêu một thứ văn dung dị, gần gũi, dễ hiểu (từ ngôn ngữ đến cốt truyện, tình huống, chi tiết, tư tưởng…) .Sự nghiệp văn chương của Bình Nguyên Lộäc không chỉ được sáng tạo ra bằng tâm hồn, tài năng của nhà văn mà còn dưới sự định hướng của một quan niệm sáng tác đúng đắn như thế,cho nên nó đã trở thành một di sản đáng quý, đáng được trân trọng của chúng ta hôm naỵ

TÓM TẮT CHƯƠNG I

Nội dung của chương I là quan niệm của Bình Nguyên Lộc về văn chương,nghệ thuật và người nghệ sĩ .Luận văn trình bày vấn đề này ở chương đầu tiên vì ,theo chúng tôi ,muốn tìm hiểu đặc trưng của thế giới nghệ thuật của một nhà văn thì không thể không nắm rõ quan niệm của ông về vấn đề nàỵ Nhà văn Bình Nguyên Lộc quan niệm văn chương nghệ thuật nhất thiết phải có ích,nhưng một nhà văn để được coi là có ích cho xã hội thì không nhất thiết phải viết những tác phẩm vĩ đại,bất hủ ; viết những tác phẩm bình thường thôi cũng được,nhưng nhất thiết phải giúp người đọc bồi đắp tâm hồn. Đây là vấn đề nền tảng,để trên cơ sở đó,chúng tôi trình bày các vấn đề tiếp theo,vì nhà văn sáng tác theo tinh thần trên.Ông là một nhà văn Nam bộ,sáng tác chủ yếu ở giai đoạn 1954- 1975.Đây là giai đoạn Đế quốc Mỹ thực hiện chính sách thực dân kiểu mới ở miền Nam,phá hoại nước ta không chỉ bằng bom đạn mà còn bằng cả văn hoá nữạSống trong bối cảnh đó,ông phê phán thứ “văn nghệ tay sai”, đồi truỵ ,bạo lực ,làm hư hỏng thanh thiếu niên ; đồng thời ca ngợi,trân trọng tất cả mọi hoạt động văn nghệ ,dù giản đơn ,nhưng có một ý nghĩa

Một phần của tài liệu Đặc trưng văn xuôi nghệ thuật Bình Nguyên Lộc (Trang 25 - 33)