Về dân cư lãnh thổ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã ở Thái Bình potx (Trang 39 - 41)

Thật sự mảnh đất Thái Bình đã có niên đại hình thành muộn nhất cũng là từ sau khi người Việt cổ xây dựng thành công Nhà nước đầu tiên của mình - Nhà nước Văn Lang với triều đại vua Hùng từng đã được lịch sử ghi nhận. Các "lạc dân" nguồn gốc từ những miền đất cổ trung du Bắc Bộ chính là lớp cư dân đầu tiên đặt chân đến Thái Bình trong quá trình thiên di khai phá "lạc điền", tạo ra một dòng thác chuyển về vùng đồng bằng duyên hải. Tiếp theo trải qua hàng nghìn năm thời Bắc thuộc đến tận khi đất nước dành quyền tự chủ, Nhà nước phong kiến Đại Việt được xây dựng củng cố, chú trọng ban hành các chính sách khẩn hoang khuyến nông, nhiều luồng cư dân với những nguyên nhân biến cố và nguồn gốc khác nhau vẫn tiếp tục tìm về tạo ra sự quần cư ngày càng có xu thế đông đúc trên mảnh đất còn nhiều hoang hoá, nhưng luôn luôn hứa hẹn một cuộc sống trù mật ổn định. Thành phần nguồn gốc các luồng cư dân đã được phản ánh đa dạng qua nhiều gia phả các dòng họ lớn hiện còn trong tỉnh. Có dòng họ từ miền trung du Bắc bộ như Phú Thọ, Sơn Tây, Bắc Ninh... về. Có dòng họ ở các vùng lân cận như Quảng Ninh, Hải Dương, Hà Nam, Nam Định... sang. Lại có rất nhiều dòng họ từ mãi Thanh Hoá, Nghệ An đến.

Tuy hình thành sớm song sự phát triển và ổn định của làng xã Thái Bình chỉ có thể bắt đầu từ thời kỳ Lý Trần (thế kỷ XI - XV) trở về sau. Lúc này Nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền có điều kiện tập trung xây dựng củng cố về mọi mặt. Trong đó đặc biệt đã chú trọng ban hành nhiều chủ trương chính sách khẩn hoang, khuyến nông, mở mang điền trang thái ấp. Thực tế qua các tài liệu dư địa chí còn lưu lại cho thấy tổng số làng xã trên địa phận Thái Bình từ thế kỷ XI - XII trở đi ít có sự biến động chênh lệch về số lượng. Cuối thời Trần, Thái Bình có khoảng 564 xã, phường, thôn, trang, sở. Đầu thời Nguyễn có 616 xã, thôn, trang, phường, ấp. Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp đánh chiếm Bắc kỳ, Thái Bình có 627 xã, thôn. Ngày 21/3/1890 thực hiện chính sách

biệt gồm 802 làng xã với số đinh là 161.927 người. Cho đến trước cách mạng tháng 8/1945 Thái Bình có 820 làng xã (số liệu năm 1943), dân số khoảng 1.036.000 người, số đinh là 284.484 người [56, tr.23].

Sau cách mạng tháng 8/1945 toàn tỉnh Thái Bình có 12 huyện, 1 thị xã với 829 xã... Số lượng huyện thị không thay đổi cho đến sau hoà bình lập lại (1954).

Năm 1969 trước yêu cầu phát triển kinh tế, xây dựng quốc phòng, Hội đồng Chính phủ ra quyết định số 93/CP ngày 17/6/1969 về việc hợp nhất và điều chỉnh địa giới các huyện ở Thái Bình. Từ đây Thái Bình có 7 huyện và thị xã. Ngoài sự thay đổi chút ít về địa giới một số huyện, thị do sự mở rộng địa giới thị xã, cắt một số xã ở huyện Kiến Xương về huyện Tiền Hải, còn hầu hết số lượng và phạm vi quản lý của các huyện vẫn không thay đổi.

- Hiện Thái Bình có 1 thị xã, 7 huyện với tổng số 285 xã, phường, thị trấn là một tỉnh đất chật người đông, mật độ dân số cao, năm 1989 bình quân 1 km2 có tới 1.062 người, đến năm 1999 lên tới 1.161 người [18, tr.2].

Đáng chú ý là dân số Thái Bình phân bổ chủ yếu là khu vực nông thôn, ở khu vực thành thị rất thấp, tốc độ phát triển chậm. Năm 1989 dân số khu vực nông thôn chiếm 94,62%, trong khi khu vực thành thị chỉ chiếm 5,38%. Đến năm 1999, khu vực nông thôn chiếm 94,22%, khu vực thành thị 5,78% [18, tr.2]. Như vậy, trong vòng 10 năm sau (1989-1999), tỷ trọng dân số khu vực thành thị chỉ tăng được 0,4%, tốc độ quá chậm. Đặc điểm đó thể hiện rõ Thái Bình là một tỉnh nông nghiệp thuần túy.

- Quy mô dân số của một số xã, phường tăng lên nhưng quy mô dân số của hộ gia đình giảm xuống. Bình quân dân số trên 1 xã, phường năm 1989 là 5.768 người, đến năm 1999 lên tới 6.265 người, trong đó 76 xã, phường có 3.000 dân cư trở lên, chiếm 26,6% số xã, phường trong tỉnh, 93 xã, phường có 7.000 dân trở lên chiếm 32,6%. Phân bổ dân số giữa các xã không đều (nêu loại trừ 6 phường của thị xã) chỉ tính 272 xã thì quy mô dân số giữa xã cao nhất và xã thấp nhất chênh lệch nhau quá xa, xã cao nhất có gần 14.000 người (xã Phú Sơn, huyện Hưng Hà), xã thấp nhất chỉ có gần 3.000 người

(xã Đông Phong, huyện Đông Hưng), xã Vũ Sơn, Quyết Tiến, huyện Kiến Xương [18, tr.2].

Về cơ cấu dân số được thể hiện (xem phụ lục số 1).

Hơn 100 năm qua không tách, không nhập và luôn có đặc điểm nổi bật là một tỉnh thuần tuý đồng bằng. Do vậy tạo thuận lợi cho việc quản lý nhà nước trên các lĩnh vực hoạt động ở địa phương, song với điều kiện đất chật, người đông có khó khăn cho việc giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho nhân dân địa phương.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã ở Thái Bình potx (Trang 39 - 41)