Khái niệm, đặc điểm cải cách hành chính

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã ở Thái Bình potx (Trang 28 - 30)

Cải cách hành chính thực chất là thay đổi phương thức hoạt động quản lý nhà nước, nhằm thích ứng với môi trường và đem lại hiệu quả hơn.

Trong những năm gần đây cải cách hành chính đã trở thành một vấn đề quan trọng cấp bách không những được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo triển khai mà còn được nhân dân nói chung hết sức chú ý.

Chúng ta tiến hành cải cách trong điều kiện còn thiếu kiến thức về hành chính học và kinh nghiệm xây dựng một nền hành chính công của dân, do dân, vì dân. Nền hành chính nhà nước mặc dù bị quyết định bởi các điều kiện kinh tế và các yêu cầu của cải cách kinh tế, nhưng lại là một bộ phận của hệ thống chính trị nên cũng thực sự quyết định bởi nội dung và tiến độ của đổi mới hệ thống chính trị.

Sau hơn 10 năm triển khai cải cách hành chính, đã đến lúc chúng ta cần nhận diện cho được những đặc điểm cơ bản của công cuộc này để từ đó có những kết luận đúng đắn về tiến độ và những giải pháp thích hợp.

Đặc điểm của cải cách hành chính ở nước ta thể hiện như sau:

- Cải cách hành chính nước ta là cuộc cải cách có nội dung tương đối toàn diện: cải cách thể chế hành chính, cải cách bộ máy hành chính, xây dựng đội ngũ cán bộ, cải cách tài chính công. Trong tình hình cụ thể của nước ta, mỗi nội dung trên khi triển khai lại bao gồm rất nhiều vấn đề, vấn đề nào cũng hết sức cơ bản, đòi hỏi phải giải quyết

ngay. Xử lý giải quyết vấn đề nào trước, vấn đề nào sau, hay xử lý đồng thời cùng một lúc đều buộc phải cân nhắc tính toán.

- Cải cách hành chính được đặt trong tổng thể đổi mới hệ thống chính trị và cải cách bộ máy nhà nước nói chung.

Căn cứ vào yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta xác định trong tiến trình cải cách Nhà nước Việt Nam phải tiến hành đồng bộ; cải cách lập pháp, cải cách tư pháp và cải cách hành chính, trong đó cải cách hành chính được xác định là trọng tâm của công cuộc xây dựng và kiện toàn Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Cải cách hành chính nước ta còn thiếu những động lực rất cần thiết thúc đẩy tiến trình cải cách.

Cải cách hành chính nước ta với nội dung rộng lớn tác động đến tất cả các bộ phận của hệ thống hành chính, trước hết là tới con người, đó là cán bộ đang làm việc trong hệ thống này từ Trung ương đến cơ sở. Do điều kiện lịch sử cụ thể ở nước ta, đội ngũ cán bộ hình thành và phát triển từ nhiều nguồn khác nhau, năng lực và trình độ không đồng đều. Mặc dù trong những năm qua, đội ngũ cán bộ cùng với nhân dân trong cả nước đã góp phần tạo nên những thành tựu to lớn trong phát triển đất nước, nhưng nhìn chung đội ngũ cán bộ nước ta đang ở trong tình trạng bất cập với yêu cầu.

Cải cách hành chính đòi hỏi những thay đổi trước hết là thay đổi tư duy, phong cách lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ. Bên cạnh đó những thay đổi cần thiết trong quan hệ giữa cơ quan hành chính với dân, trong thẩm quyền phân cấp đang làm cho một bộ phận cán bộ cảm thấy bị thua thiệt về mặt quyền lợi, đặc biệt là thông qua việc xoá bỏ cơ chế xin cho. Trong khi đó những người tích cực cải cách muốn cải cách mạnh dạn hơn sau những bước cải cách nhất định cũng chưa nhận thấy rõ những gì mình được hưởng.

- Cải cách hành chính Việt Nam chịu ảnh hưởng khá lớn của điều kiện xã hội và tâm lý người dân Việt Nam.

Về xã hội, cải cách hành chính ở nước ta đang được tiến hành trong điều kiện một xã hội còn mang nặng tàn dư nông nghiệp lạc hậu cổ truyền, phong kiến đẳng cấp chưa được cải tạo triệt để.

Thói quen tâm lý, ý thức xã hội lạc hậu coi lệ làng cao hơn phép nước trong một số trường hợp "lệ" vẫn có sức mạnh lấn át luật vẫn tồn tại.

Tính tự do vô chính phủ, đã dẫn đến những hành động và phản ứng đòi dân chủ trái pháp luật, gây ra những mất ổn định chính trị xã hội, trật tự an toàn xã hội.

Về con người: Một bộ phận không nhỏ trong đội ngũ cán bộ công chức và trong nhân dân còn mang tính bình quân thụ động, ỷ lại trông chờ thoái thác trách nhiệm. Cùng với nó là những tệ nạn mới phát sinh từ mặt trái của cơ chế thị trường, thói vụ lợi thực dụng thiển cận đi liền với tâm lý háo danh hư thực đã dẫn đến hiện tượng mua bằng, dùng bằng cấp để trang sức, để thành đạt hành tiến.

Coi thường và vi phạm pháp luật thường đi liền với những sai lệch chuẩn mực đạo đức.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã ở Thái Bình potx (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)