Tính lịch sự trong các phát ngơn cầu khiến tường minh

Một phần của tài liệu Vị từ cầu khiến trong tiếng Việt (Trang 64 - 67)

B ảng 9: Cấu trúc mở rộng chu tố (đứng sau) của VTCK

2.4.3. Tính lịch sự trong các phát ngơn cầu khiến tường minh

Lịch sự được xem là một quy tắc tối thiểu, cĩ ảnh hưởng đến các phương thức lựa chọn trong giao tiếp. Một số quan điểm hàng đầu về vấn đề này như sau (dẫn theo Đỗ Hữu Châu – 6,tr.257]:

R.Lakoff (1973) là người mở đầu cho việc nghiên cứu lịch sự trong ngơn ngữ. Bà xem lịch sự là những quy tắc đối với quan hệ liên cá nhân và chỉ ra ba loại quy tắc lịch sự như sau:

- Khơng được áp đặt (người nĩi phải lựa chọn các hành động của mình sao cho giảm tối thiểu các mức độ mà người nĩi áp đặt đối với người nghe),

- Dành cho người đối thoại sự lựa chọn (người nghe cĩ cương vị ngang bằng với người nĩi, người nĩi bày tỏ ý kiến sao cho ý kiến của mình khơng bị phản bác hay từ chối),

- Khuyến khích tình cảm (tỏ ra quan tâm thực sự đến nhau).

Leech (1983) dựa trên khái niệm “tổn thất” (lost) và “lợi ích” (benefit) đã đưa ra các phương châm lịch sự trong giao tiếp là:

- Phương châm khéo léo, - Phương châm rộng rãi, - Phương châm tán thưởng, - Phương châm khiêm tốn, - Phương châm tán đồng, - Phương châm thiện cảm.

Theo Leech, mức độ lịch sự của một hành vi ở lời phụ thuộc vào ba nhân tố: - Phụ thuộc vào bản chất của hành vi (gây “lợi” hay “thiệt” cho người nghe), - Phụ thuộc vào hình thức ngơn từ thể hiện hành vi đĩ,

- Tùy thuộc vào mức độ quan hệ giữa vai người nĩi và người nghe.

Brown và Levinson xây dựng lý thuyết về lịch sự dựa trên khái niệm “thể diện”. Lịch sự là một chiến lược nhằm giảm thiểu sự “đe dọa thể diện” (âm tính hoặc dương tính) của các bên giao tiếp.

Một số các tác giả Việt ngữ như Nguyễn Đức Dân, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Vũ Thị Thanh Hương, Nguyễn Quang, Tơn Nữ Mỹ Nhật, Lê Thị Kim Đính,v.v. cũng quan tâm xem xét hành động cầu khiến tiếng Việt dưới nhiều gĩc độ.

Hầu hết các nhà nghiên cứu cho rằng việc sử dụng phương thức cầu khiến trực tiếp là dễ đe dọa đến thể diện của người nghe, nhất là khi cĩ dùng những vị từ mang tính mệnh lệnh, bắt buộc. Tuy nhiên, vấn đề khơng hồn tồn như vậy.

Vì cầu khiến là một hành động cĩ mức đe dọa thể diện cao nên người nĩi luơn tìm cách để gia tăng tính lịch sự, giảm thiểu mức độ tổn thương đối với người nghe.

Theo Lê Thị Kim Đính [TL10], tiếng Việt cĩ những phương thức thể hiện lịch sự trong các phát ngơn cầu khiến như sau:

- Dùng TPMR là yếu tố hơ gọi. Ví dụ: Anh ơi, cho em xin miếng nước! Ch ơi, em nhờ chị nấu cơm giúp nhá?v.v.

- Dùng TPMR là yếu tố cảm thán. Ví dụ: Tri ơi, đề nghị con đừng làm thế nữa! Thơi chết, mẹ khuyên con nên xin lỗi bố đi! v.v.

- Dùng TPMR là yếu tố rào đĩn. Ví dụ: Đã 12 gi ri, em xin cơ cho phép em nghỉ tay ăn trưa. Vì lý do an tồn, yêu cầu quý khách khơng sử dụng điện thoại di động.v.v.

- Dùng TPMR là yếu tố bù đắp. Ví dụ: Xin li, đề nghị anh mở túi ra cho chúng tơi kiểm tra. Ch mình anh mi cĩ quyn hn trong vic này, xin anh hãy giúp em.v.v.

- Dùng TPMR là các từ tình thái. Ví dụ: Em tha thiết xin anh đừng làm phiền em nữa! Mời bà xơi thêm chén nữa đi ạ!

- Dùng từ xưng hơ theo quan hệ thân tộc. Ví dụ: Chị cho em xin vài viên phấn màu. B ơi mời bố vào quán con uống tí nước đã.v.v.

- Xưng hơ theo danh hiệu, chức vụ. Ví dụ: Xin cơ giáo xem xét cho cháu được tiếp tục học. Em xin th trưởng cho phép em nghỉ một buổi sáng nay.v.v.

- Xưng hơ theo tên riêng. Ví dụ: Chú Huyên, nhờ chú chỉ giúp con bài tập này đi! Lan à, đề nghị con ngủ sớm đi!v.v.

và nhiều phương thức gián tiếp khác như: câu phủ định, khẳng định, nghi vấn,v.v.

Là những phát ngơn cầu khiến tường minh cĩ ý yêu cầu, van xin, nhờ vả,v.v. khi nĩi ra, người nĩi rất dễ gây phương hại đến thể diện của người nghe (dù chấp nhận hay khơng chấp nhận). Nhưng qua những cách nĩi “rào trước đĩn sau”, “xưng khiêm hơ tơn” như thế làm cho lời cầu khiến trở nên lịch sự hơn, dễ tiếp nhận hơn.

Thống kê của chúng tơi trên 273 cứ liệu cũng cho thấy, xin mời là hai VTCK được dùng với một tần số nhiều hơn cả chính cũng nhằm mục đích gia tăng tính lịch sự cho các phát ngơn cầu khiến. (x.phụ lục 3).

SỐ VI TỪ TỔNG CÂU NGƠN HÀNH CÂU TRẦN THUẬT TT CẦU KHIẾN SỐ TỔNG SỐ TỶ LỆ % TỔNG SỐ TỶ LỆ %

Một phần của tài liệu Vị từ cầu khiến trong tiếng Việt (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)