Làm trung tâm của ngữ vị từ

Một phần của tài liệu Vị từ cầu khiến trong tiếng Việt (Trang 58 - 59)

B ảng 9: Cấu trúc mở rộng chu tố (đứng sau) của VTCK

2.3.2.Làm trung tâm của ngữ vị từ

VTCK cĩ khả năng tự mình làm trung tâm cho một ngữ đoạn. Đĩ cĩ thể là trung tâm của một ngữ VT làm thành phần chính trong câu (phần Thuyết), trực tiếp biểu hiện nội dung của sự tình:

(146) Ơng cụ sai anh Tư Bền rĩt chén nước.

(Nguyễn Cơng Hoan – Kép Tư Bền)

hoặc cĩ thể là trung tâm của một ngữ VT làm phụ ngữ cho một ngữ đoạn cĩ bậc cao hơn.Ví dụ:

(147) Tơi năn nỉ Xếp cũng là vì anh thơi!

(148) Anh khơng cĩ quyền yêu cầu quá đáng như vậy!

Cần lưu ý là VTCK làm trung tâm của một ngữ đoạn khơng cĩ nghĩa là VTCK cĩ vị trí đứng đầu ngữ đoạn (dù thường là như thế). Vai trị trung tâm

của VTCK trong một ngữ đoạn cĩ được chính là do nghĩa của VTCK quy định các thuộc tính ngữ nghĩa và ngữ pháp của cả đoạn: biểu hiện nội dung sự tình, chi phối sự cĩ mặt, trật tự, và các khả năng của những thành tố xung quanh.

Ở vai trị này, VTCK cĩ khả năng chi phối trực tiếp các bổ ngữ của nĩ mà khơng cần cĩ giới từ. Tuy nhiên, qua các cứ liệu, chúng tơi tìm thấy cĩ thể cĩ một số giới từ sau:

- Đứng trước BNĐT: với, đối với, cho. Ví dụ:

(149) Kiến nghị với anh cũng chẳng được gì!

(150) Tơi ra lệnh cho anh phải đi ngay!

- Đứng trước BNND: về, về việc.

Ví dụ:

(151) Chúng ta sẽ kiến nghị với ban giám đốc về việc nâng lương.

- Đứng trước BN cách thức: bằng, với. Ví dụ:

Họ van xin bọn lính cứu họ bằng thứ tiếng Mỹ bập bõm.

Cơ ấy bảo tơi làm việc này với giọng nhỏ nhẹ như thế làm sao tơi từ chối được.

(Dẫn theo Nguyễn Vân Phổ – TL31;tr.145) - Đứng trước BN phương tiện: qua, bằng.

Ví dụ:

Cảnh sát kêu gọi bọn khủng bố thả con tin bằng chính cái loa cầm tay của trường.

Qua máy bộ đàm, viên sĩ quan ra lệnh cho tiểu đồn rút lui.

(dẫn theo Nguyễn Vân Phổ – TL31;tr.145)

Những trường hợp như trên thường rất ít gặp trong nĩi năng hàng ngày.

Một phần của tài liệu Vị từ cầu khiến trong tiếng Việt (Trang 58 - 59)