Hai tiêu chí phân loại VTCK

Một phần của tài liệu Vị từ cầu khiến trong tiếng Việt (Trang 27 - 29)

Như đã trình bày, các quan điểm phân loại hiện nay thường theo hai xu hướng: hoặc căn cứ vào tiêu chí hình thức hoặc căn cứ vào tiêu chí nội dung. Tiêu chí hình thức cĩ thể đem đến một hệ thống phân loại hết sức khách quan nhưng tiêu chí này thường chỉ phù hợp với những ngơn ngữ cĩ biến đổi hình thái. Tiêu chí nội dung thường mang dấu ấn chủ quan, nhất là trong từng ngữ cảnh nội dung cĩ thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Cho nên, việc phân loại các đơn vị ngơn ngữ cần chú ý đến các phương diện sau đây để cĩ được một cái nhìn tồn diện.

Trong ngơn ngữ học hiện đại, xuất phát từ lý thuyết ký hiệu học của Ch.Morris (1938), các đơn vị cĩ nghĩa thường được khảo sát trên ba bình diện [dẫn theo Cao Xuân Hạo – 15,tr.8]:

-Nghĩa học (semantics): nghiên cứu các ký hiệu trong những mối quan hệ với các sự vật ở bên ngồi hệ thống.

-Kết học (syntactics): nghiên cứu các ký hiệu trong những mối quan hệ kết hợp với các ký hiệu khác.

-Dụng học (pragmatics): nghiên cứu các ký hiệu trong những mối quan hệ với những người sử dụng nĩ.

Mặt khác, bản chất của từ cĩ những thuộc tính phổ quát như sau: - Từ là đơn vị ngơn ngữ cĩ tính hai mặt: âm và nghĩa,

- Cĩ khả năng độc lập về cú pháp khi sử dụng trong câu.

Do đĩ, hai tiêu chí chúng tơi đưa ra làm nguyên tắc cho sự chọn lựa và phân chia các tiểu loại VTCK là: căn cứ vào nghĩa của từ và căn cứ vào khả năng hoạt động của từ trong giao tiếp.

a) Căn cứ vào nghĩa của từ:

Như đã nĩi, ý nghĩa cầu khiến trong ngơn ngữ được thể hiện bằng nhiều phương thức. Trong VTCK, nghĩa cầu khiến được thể hiện ở ngay chính nghĩa từ vựng của từ. Căn cứ vào nghĩa vị của từ (với các nét nghĩa) và căn cứ vào

quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ trong hệ thống (bao hàm, đồng nghĩa, trái nghĩa,.v.v.), ta cĩ nhiều hướng phân loại khác nhau.

Ví dụ:

Đề nghị cĩ các nét nghĩa sau:

- Đưa ra ý kiến về một việc nên làm nào đĩ để thảo luận, để xét.

- Yêu cầu, thường là việc riêng, và mong được chấp nhận, được giải quyết. - Từ dùng ở đầu câu để nêu lên một yêu cầu, địi hỏi phải làm theo.

Yêu cầu: Nêu ra điều gì với người nào đĩ, tỏ ý muốn người ấy làm, biết rằng đĩ là việc thuộc nhiệm vụ, trách nhiệm hoặc quyền hạn, khả năng của người ấy.

Ra lệnh: đưa ra một mệnh lệnh.

Như vậy đề nghị, yêu cầu, ra lệnh cĩ thể xếp chung một nhĩm loại (theo quan hệ đồng nghĩa, gần nghĩa).

Ví dụ:

Cấm cĩ các nét nghĩa sau:

- Khơng cho phép làm việc gì đĩ hoặc khơng cho phép tồn tại. - Khơng cho phép tự do qua lại hoặc đi vào một khu vực nào đĩ.

Nghiêm cấm: cấm ngặt, hồn tồn, khơng cho phép.

Can: làm cho thấy khơng nên mà thơi đi, khơng làm; khuyên đừng làm. Như vậy, can, cấm, nghiêm cấm cĩ thể xếp trong cùng nhĩm đối lập với nhĩm đề nghị, yêu cầu, ra lệnh (theo quan hệ trái nghĩa).

b) Căn cứ vào khả năng hoạt động của từ trong giao tiếp

Trong giao tiếp việc chọn lựa từ ngữ luơn bị sự chi phối của các nhân tố giao tiếp: nhân vật giao tiếp, hồn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, kênh giao tiếp. Đây là những yếu tố mà người tạo ngơn cũng như người lập ngơn khơng thể bỏ qua khi muốn giải mã một thơng điệp. Sự chi phối này càng nghiêm ngặt đối với một vị từ ngơn hành. Trong ví dụ sau:

(7) Người ta bắt (tơi) viết văn tự.

(Ngơ Tất Tố- Tắt đèn)

(8) Tơi đã nhờ ơng giáo bên ấy viết văn tự rồi. (Ngơ Tất Tố- Tắt đèn)

Bắt, nhờ cùng là VTCK biểu hiện ý yêu cầu thực hiện một điều gì đĩ. Điều yêu cầu thực hiện ở đây cĩ cùng một nội dung là: viết văn tự. Sự thay đổi vai nhân vật giao tiếp đã chi phối việc lựa chọn hai vị từ khác nhau. Bắt mang nét nghĩa: khiến phải làm việc gì, khơng cho phép làm khác đi. Nhờ mang nét nghĩa: yêu cầu người khác làm giúp cho việc gì. Ở ví dụ (7), do các vai giao tiếp khơng ngang bằng (lớn tuổi, cĩ thế lực, cĩ tiền) nên bà Nghị Quế (người ta) “bắt” chị Dậu (tơi) phải viết văn tự. Ở ví dụ (8), chị Dậu (tơi) nhờ ơng giáo viết văn tự trong thế quan hệ ngang bằng (mua bán sịng phẳng).

Hay trong ví dụ sau:

(9) Con đi mua báo cho bố nhé mẹ.

-Mẹ bảo con rửa bát!

(10) Con đã mua báo cho bố chưa?

-Mẹ bảo con rửa bát.

với cùng một sự tình, cùng một chủ thể phát ngơn nhưng trong hai hồn cảnh giao tiếp khác nhau, “bảo” ở (9) là VT thực hiện một hành động cầu khiến: người mẹ đề nghị, yêu cầu con làm cái việc rửa bát. Cịn “bảo” ở (10) là VT miêu tả một hành động cầu khiến: người con thuật lại cho bố nghe lời yêu cầu, đề nghị của mẹ với ý phân trần: con chưa mua báo cho bố được vì con đang bận rửa bát.

Từ đĩ, các nhĩm VTCK được chúng tơi phân chia theo những cách như sau.

Một phần của tài liệu Vị từ cầu khiến trong tiếng Việt (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)