Diễn tố thứ 2: Vai đối thể

Một phần của tài liệu Vị từ cầu khiến trong tiếng Việt (Trang 42 - 44)

Diễn tố 2 cĩ một cương vị hết sức đặc biệt: vừa là đối thể của VTCK trung tâm, đứng ngay sau VT trung tâm, vừa là chủ thể của VT hành động ở diễn tố 3, đứng ngay trước diễn tố 3. Trong ví dụ sau:

là đối thể của hành động bảo, nhưng cũng là chủ thể của hành động đi học.

Vì là đối tượng cĩ trách nhiệm thực hiện điều mà người nĩi yêu cầu cho nên diễn tố 2 là người hoặc cĩ thể là động vật bất kỳ cĩ khả năng nhận biết lệnh và thực hiện được lệnh. Như ở ví dụ sau:

(68) Bụt sai chim sẻ xuống nhặt thĩc giúp Tấm.

trong thế giới thần thoại, chim sẻ được xem là một nhân vật biết tri giác như người. Hay trong ví dụ (47):

Trâu ơi! Ta bảo trâu này!

Trâu ra ngồi ruộng, trâu cày với ta.

trâu được xem là người bạn biết đồng cam cộng khổ với người nơng dân.

Đặc biệt là, diễn tố 2 cũng cĩ khi là chính nhân vật chủ ngơn ở diễn tố 1 (diễn tố 2 = diễn tố 1).

Ví dụ:

(69) Tơi vẫn khơng cho phép mình lấy đồng tiền để thay cái mặt mình. (Nguyễn Minh Châu-Bức tranh)

(70) Tơi khơng cho phép tơi chạy trốn.

(Nguyễn Minh Châu-Bức tranh)

(71) Ra về lịng lại dặn lịng

Chanh chua chớ phụ, ngọt bùi chớ ham.

(Ca dao)

Trong trường hợp này, hành động cầu khiến khơng hướng đến đối thể bên ngồi mà hướng vào phía vai người nĩi. Ở đây, người nĩi tự khuyên răn, nhắc nhở chính mình. Đây là cách nĩi độc thoại thường chỉ thấy xuất hiện trong phong cách ngơn ngữ văn chương, trong nhật ký, tự thuật.

Các từ ngữ cĩ thể tham gia làm diễn tố 2 là: - Đại từ:

(72) Ơng bảo mày lấy thêm rượu! (73) Hắn bắt chị xỏ chân vào guốc.

(Ngơ Tất Tố- Tắt đèn)

- Danh từ, ngữ danh từ chỉ người: (74) Các cụ sai ơng pho đi tìm ơng cửu.

(Nam Cao- Đơi mĩng giị)

(Ngơ Tất Tố- Tắt đèn)

- Tên riêng chỉ người hoặc một tổ chức: (76) Bà bắt Điền cưới vợ.

(Nam Cao - Trăng sáng)

(77) UBND Tỉnh đề nghị UBND Huyện Thuận An báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm.

- Danh từ, ngữ danh từ chỉ động vật/vật được nhân hĩa (ví dụ 43,44). Diễn tố 2 cũng cĩ thể được rút gọn tùy vào ngữ cảnh cho phép: - Khi đối thể là người đang thuật lại điều yêu cầu phải thực hiện: (78) Cụ bắt ()phải xin triện của ơng nhận thực cho nữa.

(Ngơ Tất Tố- Tắt đèn)

(79) Tơi chưa biết ra sao thì cĩ người bạn sang rủ ()đi làm cách mạng

(Phạm Quang Đẩu- Bí mật khu rừng chiến địa)

- Đối thể đã được nhắc đến trong văn cảnh trước hoặc sau đĩ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(80) Vì tên Dậu là thân nhân của hắn, cho nên chúng con bắt ()phải nộp thay. (Ngơ Tất Tố- Tắt đèn)

(81) Một hơm, mẹ Cám đưa cho Tấm và Cám mỗi người một cái giỏ bảo ()ra đồng hớt tép, ai đầy giỏ thì được thưởng.

(Tấm Cám)

(82) Vợ con khuyên can ()đừng uống rượu mà ơng Tư vẫn cứ khơng nghe.

- Nội dung yêu cầu là quy định chung mà mọi người phải thực hiện: (83) Cấm () hút thuốc!

Yêu cầu () khơng đi lên cỏ!

Những trường hợp khơng thể, khơng nên rút gọn diễn tố 2 là: - Khi vai người nghe cao hơn người nĩi (để đảm bảo lịch sự): (84) Xin mời cụ lên trên!

(Ngơ Tất Tố- Tắt đèn)

-Khi diễn tố 2 là tiêu điểm thơng tin. Vi dụ: (85) Thầy bảo ai lên bảng?

- Thầy bảo anh lên bảng.

Câu hỏi (85) trong tình huống hội thoại cĩ nhiều cách trả lời đầy đủ hoặc rút gọn nhưng diễn tố 2 là điều người hỏi quan tâm nên khơng thể rút gọn được.

Một phần của tài liệu Vị từ cầu khiến trong tiếng Việt (Trang 42 - 44)