KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu Hiện trạng sản xuất giống tôn Sú ở một số xã thuộc huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận (Trang 65 - 70)

5.1 Kết Luận

Qua quan sát thực tế tại bốn xã thuộc huyện Ninh Hải cho thấy vị trí địa lý cũng như điều kiện tự nhiên nơi đây thật sự là thế mạnh của ngành thủy sản Ninh Hải và đã không ngừng phát triển cả về diện tích và sản lượng, trở thành ngành sản xuất hàng hóa quan trọng của huyện. Phần đông người dân Ninh Hải chịu khó trong công việc làm ăn, chịu khó học hỏi để nâng cao kiến thức cũng như kinh nghiệm làm kinh tế.

Nhờ sự phát triển của con tôm, chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đã thúc đẩy hình thành và hoạt động của nhiều cơ sở kinh doanh, thương mại, dịch vụ vận tải, cơ khí hậu cần phục vụ cho sự phát triển của con tôm, giải quyết việc làm tại chỗ cho hàng ngàn lao động. Bên cạnh đó giá trị ngày công lao động của người dân cũng dần tăng theo sự gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp (bình quân 18.000 đồng/công lao động vào năm 1998 tăng lên 30.000 – 40.000 đồng/công lao động trong thời điểm hiện nay).

Qua điều tra 65 trại sản xuất tôm giống tại huyện Ninh Hải cho thấy mức năng suất thu được là 1,57 triệu Post larvae cho 100m3, trung bình lợi nhuận thu được là 824.000 đồng/100m3 bể nuôi.

Mặc dù mới hình thành cách đây không lâu nhưng ngành sản xuất giống và nuôi tôm sú thịt ở Ninh Hải đã phát triển rất mạnh, đã mang lại nhiều lợi ích cho người dân trong vùng.

Từ nửa sau năm 2004 đến nay, do ảnh hưởng của tình hình nắng hạn kéo dài, nguồn nước ngọt cung cấp cho sản xuất nuôi tôm gặp nhiều khó khăn, môi trường các vùng nuôi tôm tiếp tục bị ô nhiễm kéo dài nhất là vùng đầm Nại, cải tạo ao đìa chưa đúng quy trình kỹ thuật đối với những ao bị dịch bệnh đã làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất giống của huyện: như giá bán thấp, dịch bệnh xảy ra đã dẫn đến thua lỗ.

Vì có được lợi nhuận mang lại tương đối cao cho người dân từ nuôi trồng thủy sản nên các hộ nuôi cũng như sản xuất giống phát triển một cách tự phát mà không tuân theo một quy hoạch nhất định của chính quyền địa phương.

Các trại giống phát triển ồ ạt, nhiều trại không tuân theo quy trình kỹ thuật đã được nghiên cứu. Phần lớn các trại không có hệ thống xử lý nước thải mà thải trực tiếp ra ngoài môi trường gây ô nhiễm môi trường nước trong vùng và khu vực chung quanh.

Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch và đầu tư cơ sở hạ tầng chậm so với nhu cầu thực tiễn nên một số vùng phát triển tự phát quá mức cho phép.

Tóm lại, nguyên nhân chính dẫn đến thua lỗ và đóng cửa trại không phải do năng suất sản xuất không đạt mà nguyên nhân là do các yếu tố bên ngoài tác động gây nên như mức tiêu thụ của thị trường tôm giống thấp, giá tôm PL hạ thấp (thời điểm thấp nhất chỉ 16 đồng/con), chi phí sản xuất cao,… vì vậy chỉ cần các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội ổn định giúp cho nghề nuôi tôm sú phát triển ổn định trở lại thì nghề sản xuất giống tôm sú sẽ có điều kiện lấy lại sự khởi sắc như những năm 2000, 2001.

5.2 Kiến Nghị

Để hoạt động nuôi trồng thủy sản ở Ninh Hải nói riêng và tỉnh Ninh Thuận nói chung đạt hiệu quả cao, đồng thời mang tính bền vững, chúng tôi xin có một số ý kiến, đồng thời cũng xin nêu một vài ý kiến của người sản xuất như sau:

5.2.1 Về phía nhà nước

Đề nghị huyện, tỉnh có chính sách khoanh nợ và giảm thuế cho những hộ dân sản xuất giống và nuôi tôm sú bị thiệt hại, thua lỗ đang thật sự khó khăn trong hoạt động sản xuất.

Đề nghị nhà nước (huyện, tỉnh) có chính sách giải quyết cho người dân nuôi tôm được vay vốn ngân hàng để đầu tư tái sản xuất.

Dựa trên quy hoạch tổng thể để xúc tiến khảo sát lập quy hoạch chi tiết, thiết kế từng vùng nuôi cụ thể cho từng đối tượng. Tiếp tục đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi cấp thoát nước phục vụ cho nuôi trồng thủy sản, để nâng cao quy trình kỹ thuật và hạn chế dịch bệnh lây lan làm ảnh hưởng đến tình hình kinh tế chung.

Tăng cường kiểm dịch tôm giống, tiến hành xử lý thu gom những con giống kém chất lượng giúp người dân yên tâm sản xuất.

Tăng cường quản lý môi trường nuôi tôm, có chính sách trợ giúp các nông hộ thu gom, xử lý chất thải sau thu hoạch để đảm bảo cho môi trường không bị ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất giống trên địa bàn huyện cũng như cho các vùng phụ cận.

Đẩy mạnh công tác khuyến ngư, tăng cường cán bộ khuyến ngư, mở rộng và đa dạng hóa các hình thức tập huấn, hội thảo, tham quan. Phổ biến các mô hình nuôi, sản xuất có hiệu quả, qua đó kịp thời đề xuất khen thưởng động viên khuyến khích khen thưởng.

Cần có ngân sách hỗ trợ vốn để xử lý những ao – hồ bị nhiễm bệnh trước khi xả ra ngoài môi trường. Tổ chức đội tuần tra theo dõi để kịp thời xử lý những hộ dân thải nước thải ô nhiễm ra ngoài môi trường mà chưa qua xử lý hóa chất. Thường xuyên tuyên truyền nhắc nhở người dân nâng cao ý thức cộng đồng, khuyến cáo không nên thả tôm trái thời vụ gây ô nhiễm làm ảnh hưởng đến nguồn nước.

Việc cung ứng tôm giống và tiêu thụ sản phẩm cần quan tâm giải quyết thỏa đáng, cần có chính sách bảo hộ về giá nhằm bảo vệ quyền lợi người sản xuất. Qua điều tra và tin tức từ UBND (Ủy Ban Nhân Dân) Huyện, hầu hết các trại sản xuất đều bị thua lỗ vì giá Post hiện nay rất thấp (chỉ 18 đồng/ con).

Khi quy hoạch nuôi trồng thủy sản cần cân nhắc kỹ hơn nữa sự cân bằng sinh thái trong vùng (nhất là vùng đầm Nại), bảo đảm bảo tồn tính đa dạng sinh học, lý tưởng nhất là cần trồng thêm các vùng đệm rừng ngập mặn dưới các khu vực nuôi tôm, trên các bãi triều.

Đánh giá những tác động gây ô nhiễm môi trường nước đầm Nại một cách khoa học để đề ra những biện pháp khắc phục kịp thời.

Tôm giống được sản xuất ra chỉ sử dụng một phần nhỏ để cung cấp cho nuôi tôm trong khu vực, số lượng giống còn lại cung cấp cho các tỉnh khác, chủ yếu là các tỉnh miền Tây Nam bộ. Tuy nhiên cần phải quan tâm hơn nữa đến chất lượng giống để vừa đảm bảo uy tín đối với khách hàng các tỉnh, vừa cung cấp con giống khỏe, sạch bệnh cho người nuôi tôm sú trong tỉnh.

Tiếp tục hoàn thiện quy trình sản xuất giống, đặc biệt lưu ý khuyến cáo hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh và tăng cường sử dụng chế phẩm sinh học nhằm bảo đảm duy trì chất lượng con giống và gia tăng năng suất của trại giống.

Nghiên cứu đề tài nuôi nâng cấp tôm sú bố mẹ để góp phần giải quyết tình trạng khan hiếm tôm sú bố mẹ khi vào vụ sản xuất. Đây là đề tài lớn khó thực hiện về trình độ chuyên môn, kinh phí và công tác quản lý nhưng có nhiều triển vọng. Do vậy nên khuyến khích các doanh nghiệp, tư nhân tâm huyết với nghề nghiệp, kết hợp chặt chẽ hơn nữa với các nhà khoa học ở các Viện nghiên cứu, Trường đại học, nhà nước hỗ trợ ưu tiên giao đất ở những vùng thích hợp, tư nhân tự bỏ vốn nghiên cứu thực hiện.

Bộ phận thương mại cần quan tâm, tìm kiếm đầu ra cho thị trường tôm sú thương phẩm để cho tôm làm ra có nguồn tiêu thụ và có giá cao.

5.2.2 Về phía người sản xuất

Cần tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về đánh giá môi trường cho việc lựa chọn địa điểm.

Cần nâng cao hơn nữa trình độ kỹ thuật nuôi cũng như sản xuất giống. Bên cạnh đó cần nâng cao tính cộng đồng trong nhân dân.

Các nông hộ sản xuất cần phải tuân thủ nghiêm chặt quy trình kỹ thuật đã được hướng dẫn và chấp hành đúng quy định của nghề sản xuất giống.

Không nên nuôi và bán tôm ở những bể giống kém chất lượng hoặc mang mầm bệnh cho người dân nuôi mà cần phải có biện pháp tiêu hủy.

Trong trại cần có hệ thống xử lý nước thải trước khi đưa ra ngoài môi trường. Cần có thời gian nghỉ giữa hai vụ để hạn chế mầm bệnh tồn tại và lây lan. Mọi người dân cần có ý thức cộng đồng, thường xuyên tham gia các lớp tập huấn, hội thảo, các hội nông dân để học hỏi kinh nghiệm sản xuất, đồng thời nắm bắt những thông tin, chính sách cần thiết.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

ĐẶNG VĂN GIÁP, 1997. Phân tích dữ liệu khoa học bằng chương trình ms-excel. NXB Giáo Dục.

TRẦN VĂN HÒA, TRẦN VĂN BỞM, ĐẶNG VĂN KHIÊM, 2001. Kỹ thuật nuôi

thâm canh tôm sú. NXB Trẻ.

PHẠM VĂN NHỎ, 2002. kỹ thuật nuôi giáp xác. Giáo trình chưa xuất bản.

PHẠM VĂN TÌNH, 1996. Kỹ thuật nuôi tôm sú. NXB Nông Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh

VŨ VĂN TOÀN, ĐÀO MẠNH SƠN, ĐÀO TẤN HỖ, HÀ ĐỨC THẮNG, NGUYỄN CHÍNH, NGUYỄN CƠ THẠCH, NGUYỄN HỮU ĐẠI, NGUYỄN HỮU PHỤNG, NGUYỄN THỊ XUÂN THU, NGUYỄN VĂN CHUNG, PHẠM THỊ NHÀN PHẠM THƯỢC và các cộng sự, 2003. Danh mục các loài nuôi trồng thủy sản biểnvà nước lợ

ở Vịêt Nam. DANIDA – Bộ Thủy Sản.

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ NGỌC HÀ, 2004. Quy

trình nuôi tôm giống sạch.

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN NINH HẢI, 2003, 2004, Báo cáo điều tra.

SỞ THỦY SẢN NINH THUẬN, 2004. Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư xây

dựng cơ sở hạ tần vùng sản xuất và kiểm định giống thủy sản tập trung Ninh Phước – Ninh Thuận.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY SẢN – TRUNG TÂM NCNTTS GIA HUY CO.,LTD, 2002. Quy trình sản xuất giống tôm sú.

GIỚI THIỆU VỀ TÀI LIỆU

Tài liu bn đang xem được download t website

WWW.AGRIVIET.COMWWW.MAUTHOIGIAN.ORG WWW.MAUTHOIGIAN.ORG

»Agriviet.com là website chuyên đề về nơng nghiệp nơi liên kết mọi thành viên hoạt động trong lĩnh vực nơng nghiệp, chúng tơi thường xuyên tổng hợp tài liệu về tất cả hoạt động trong lĩnh vực nơng nghiệp, chúng tơi thường xuyên tổng hợp tài liệu về tất cả các lĩnh vực cĩ liên quan đến nơng nghiệp để chia sẽ cùng tất cả mọi người. Nếu tài liệu bạn cần khơng tìm thấy trong website xin vui lịng gửi yêu cầu về ban biên tập website để chúng tơi cố gắng bổ sung trong thời gian sớm nhất.

»Chúng tơi xin chân thành cám ơn các bạn thành viên đã gửi tài liệu về cho chúng tơi. Thay lời cám ơn đến tác giả bằng cách chia sẽ lại những tài liệu mà bạn đang cĩ cùng Thay lời cám ơn đến tác giả bằng cách chia sẽ lại những tài liệu mà bạn đang cĩ cùng mọi người. Bạn cĩ thể trực tiếp gửi tài liệu của bạn lên website hoặc gửi về cho chúng tơi theo địa chỉ email Webmaster@Agriviet.Com

Lưu ý: Mọi tài liệu, hình ảnh bạn download từ website đều thuộc bản quyền của tác giả, do đĩ chúng tơi khơng chịu trách nhiệm về bất kỳ khía cạnh nào cĩ liên quan đến nội do đĩ chúng tơi khơng chịu trách nhiệm về bất kỳ khía cạnh nào cĩ liên quan đến nội dung của tập tài liệu này. Xin vui lịng ghi rỏ nguồn gốc “Agriviet.Com” nếu bạn phát hành lại thơng tin từ website để tránh những rắc rối về sau.

Một số tài liệu do thành viên gửi về cho chúng tơi khơng ghi rỏ nguồn gốc tác giả, một số tài liệu cĩ thể cĩ nội dung khơng chính xác so với bản tài liệu gốc, vì vậy nếu bạn một số tài liệu cĩ thể cĩ nội dung khơng chính xác so với bản tài liệu gốc, vì vậy nếu bạn là tác giả của tập tài liệu này hãy liên hệ ngay với chúng tơi nếu cĩ một trong các yêu cầu sau :

• Xĩa bỏ tất cả tài liệu của bạn tại website Agriviet.com. • Thêm thơng tin về tác giả vào tài liệu • Thêm thơng tin về tác giả vào tài liệu

• Cập nhật mới nội dung tài liệu

Một phần của tài liệu Hiện trạng sản xuất giống tôn Sú ở một số xã thuộc huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)