0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Trung bình Tốt

Một phần của tài liệu HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT GIỐNG TÔN SÚ Ở MỘT SỐ XÃ THUỘC HUYỆN NINH HẢI, TỈNH NINH THUẬN (Trang 36 -39 )

IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Trung bình Tốt

Đồ thị 4.7 Đánh giá chất lượng tập huấn

Thông qua Đồ thị 4.7 ta có thể nhận thấy mặc dù trình độ của các nông hộ có khác nhau, mức độ lĩnh hội kiến thức mới có khác nhau nhưng trong những hộ có tham gia các lớp tập huấn hay tham dự các lớp khuyến ngư thì có đến 76% ý kiến nhận xét chất lượng của chương trình là tốt, còn lại chỉ có 24% nhận xét là trung bình và không có hộ nào đánh giá thấp chương trình này.

4.3.8 Diễn biến về tình hình thời tiết, môi trường

Với đặc điểm là một huyện nằm trong tỉnh có thời tiết nắng và khô hạn nhất cả nước nên Ninh Hải gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động nuôi trồng thủy sản.

Trong năm 2002, do nắng nóng và hạn hán kéo dài cùng với việc đóng nước để kiên cố hóa tuyến kênh Bắc (từ 30/04 – 30/08) đã gây ảnh hưởng đến nhiều vùng nuôi tôm, khu vực đầm Nại và các xã An Hải, Nhơn Hải,… thiếu nước ngọt trầm trọng nên tôm chậm phát triển và dễ gây ra dịch bệnh, điều này gây ảnh hưởng đến mức tiêu thụ tôm Post trong vụ hai. Trong năm này vùng biển Ninh Thuận cũng bị ảnh hưởng lớn bởi hiện tượng thủy triều đỏ kéo dài từ giữa tháng bảy đến giữa tháng tám làm cho môi trường ven biển xấu đi.

Trong thời gian gần đây tình trạng phát triển mở rộng vùng nuôi và vùng sản xuất giống không tuân theo quy hoạch, tình trạng lấn chiếm kênh mương cấp thoát nước vẫn còn xảy ra phổ biến. Một điều đáng nói là ý thức cộng đồng của người sản xuất chưa cao trong việc bảo vệ môi trường chung làm cho môi trường nước ngày càng trở nên xấu đi, nhất là khu vực đầm Nại.

Hơn thế nữa, trong hai năm gần đây tình hình thời tiết càng trở nên khô hạn và kéo dài hơn, tình trạng khan hiếm nước ngọt đã trở thành vấn đề thời sự, sự việc này đã gây ảnh hưởng đến tình hình nuôi trồng thủy sản trong cả tỉnh và đặc biệt là huyện Ninh Hải. Trong năm 2004 toàn huyện có 1.077,2ha diện tích ao đìa nuôi tôm nhưng chỉ có 840ha diện tích thả nuôi trong đó vụ chính chỉ thả nuôi 656 ha. Mặc dù chỉ có khoảng 2/3 diện tích thả nuôi nhưng đã có đến 1/2 diện tích bị dịch bệnh, trong đó có 95,6ha bị mất trắng. Trong sáu tháng đầu năm nay (năm 2005) toàn huyện có gần 100% diện tích ao đìa bỏ hoang, có những ao phải san lấp để chuyển sang hình thức hoạt động khác.

Hình 4.2 Một ao nuôi tôm bị san lấp của hộ bà Bùi Thị Sáu

Do bị ảnh hưởng bởi tình hình chung và tình hình nuôi tôm sú thương phẩm gây ô nhiễm nguồn nước nên tình hình sản xuất giống cũng bị ảnh hưởng rất lớn, từ đầu năm 2004 đến nay đã có nhiều trại giống đã phải đóng cửa vì giống sản xuất không bán được, giá rẻ (thời điểm thấp nhất chỉ có 16 đồng/con) dẫn đến thua lỗ và có nhiều hộ phải bán trại để chuyển sang nghề khác.

4.3.9 Sự hình thành và phát triển dịch vụ hậu cần

Cùng với sự phát triển của phong trào sản xuất giống tôm sú trong huyện, nghề dịch vụ tôm giống cũng ra đời và phát triển mạnh mẽ.

Hiện nay, trong huyện đã có được vài cơ sở chuyên kinh doanh giống tôm sú bố mẹ, những cơ sở này đã liên kết với các dịch vụ giống tôm sú bố mẹ của các tỉnh (nhất là khu vục phía Nam) nên đã kịp thời đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của các cơ sở sản xuất giống trong huyện.

Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu giống trong những lúc cao điểm và khi các chủ trại cần mua giống của nước ngoài, đặc biệt là hiện nay trong địa bàn huyện đã có nhiều trại sản xuất “Nau CP” (Nauplius do công ty CP của Thái Lan sản xuất) thì hiện nay trong tỉnh cũng đã có các tổ chức kinh tế nhập tôm bố mẹ từ các nước trong khu vực như Đài Loan, Thái Lan,… bên cạnh đó trong khu vực cũng có các cơ sở thu mua tôm giống bố mẹ bắt được từ vùng biển bản địa để cung ứng cho các trại sản xuất giống. Theo người sản xuất giống thì mức tiêu thụ tôm giống bố mẹ bản địa mạnh hơn tôm giống của các tỉnh khác cung cấp vì tôm này có chất lượng tốt hơn và do tôm đã quen với môi trường nước ở đây.

4.3.9.2 Cung ứng thức ăn và thuốc thú y thủy sản

Cùng với sự phát triển của phong trào sản xuất tôm giống trong toàn huyện, nghề dịch vụ hậu cần phục vụ cho nghề sản xuất tôm giống cũng ra đời và phát triển mạnh mẽ.

Các cơ sở thức ăn, thuốc thú y thủy sản từ năm 1996 đến nay đã từ bước hình thành và phát triển khá nhanh tại các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung nên đã đáp ứng nhu cầu của người sản xuất.

6 6 15 20 34 0 5 10 15 20 25 30 35 1996 1998 2000 2002 2004

Đồ thị 4.8 Sự phát triển số lượng dịch vụ thuốc thú y thủy sản

Qua Đồ thị trên ta nhận thấy sự ra đời của các dịch vụ hậu cần ngành thủy sản vào những thời điểm mà nghề nuôi trồng và sản xuất giống tôm sú phát triển, đặc biệt là giai đoạn từ 1998 đến năm 2000, giai đoạn này số lượng trại sản xuất giống

Số lượng

phát triển rất mạnh và diện tích ao đìa nuôi tôm sú thương phẩm cũng tăng rất nhanh (gần 100ha ruộng lúa ở xã Khánh Hải đã chuyển sang nuôi tôm). Giai đoạn từ năm 2002 – 2004 tuy ngành thủy sản gặp nhiều khó khăn và số lượng cơ sở dịch vụ cũng không tăng nhưng đây là số lượng thực tế so với những năm trước là số cơ sở có đăng ký kinh doanh tại phòng kinh tế của huyện Ninh Hải.

3424

24

Một phần của tài liệu HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT GIỐNG TÔN SÚ Ở MỘT SỐ XÃ THUỘC HUYỆN NINH HẢI, TỈNH NINH THUẬN (Trang 36 -39 )

×