IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Nam Nữ Đồ thị 4.5 Sự phân chia giới tính trong nhân dân
4.3.2 Trình độ văn hóa
Tỉnh Ninh Thuận nói chung và huyện Ninh Hải nói riêng là khu vực nắng nhiều mưa ít (Ninh Thuận có lượng mưa ít nhất trong cả nước) nên việc sử dụng đất có hiệu quả là một vấn đề không thể xem nhẹ.
Trong những năm đầu tái lập tỉnh thì các cấp các ngành có chức năng đã có công văn quyết định phát triển nghề nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên vào thời điểm của những năm đó, trình độ văn hóa và đội ngũ cán bộ kỹ thuật có chuyên môn còn hạn chế nên việc phát triển ngành nghề còn gặp phải nhiều khó khăn.
Với đặc điểm tình hình kinh tế đổi mới trong những năm gần đây, vấn đề bồi dưỡng văn hóa và nâng cao dân trí ở địa phương đã được chú trọng và đã đạt được kết quả tốt. Ngày nay với chính sách của Trung Ương và của tỉnh về việc phát triển ngành nghề nuôi trồng thủy sản, chuyển đổi hình thức sử dụng đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Và để nâng cao được hiệu quả trong nghề nuôi trồng thủy sản, vấn đề kỹ thuật đã được đặt lên hàng đầu, trong những năm qua tỉnh và huyện luôn luôn tổ chức các lớp tập huấn để cung cấp cho người dân nuôi tôm nắm bắt thêm về trình độ kỹ thuật và ngoài ra cũng thường xuyên, hằng năm đều có mở các lớp hội thảo tạo điều kiện để người dân nắm bắt thêm những tình hình mới có liên quan đến ngành, đồng thời cũng là nơi để họ có thể giao lưu trao đổi những kinh nghiệm trong sản xuất góp phần nâng cao năng suất sản xuất,…
Sau khi điều tra 65 hộ dân làm nghề sản xuất giống tôm sú tại bốn xã (Khánh Hải, Tri Hải, Nhơn Hải, Vĩnh Hải) của huyện Ninh Hải cho thấy trình độ học vấn của họ được phản ánh qua đồ thị sau:
24,6% 40% 40% 35,4% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40%
Cấp II Cấp III Trên cấp III
Đồ thị 4.6 Tỷ lệ về trình độ học vấn của người dân sản xuất
Trình độ học vấn của người dân nơi đây đã được nâng lên tương đối cao, qua Đồ thị 4.6 cho thấy số người trực tiếp sản xuất không có ai học dưới cấp II, số người học cấp II chỉ có 24,60%, còn lại 40% học cấp III và 35% có trình độ trên cấp III. Đây là điều đáng mừng và đáng để những địa phương khác noi theo. Nhờ có trình độ dân trí tương đối khá và thêm tính chất người dân nơi đây chịu thương chịu khó, có tinh thần học hỏi nên trong những năm qua năng suất tôm giống sản xuất ra được nâng lên rõ rệt.
Tuy nhiên bên cạnh đó thì trình độ của người dân ở các xã khác nhau thì không đều nhau, đặc biệt là xã Vĩnh Hải vì đây là xã thuộc vùng sâu vùng xa đời sống kinh tế và văn hóa của người dân còn thấp, số trại giống ở đây ít nhất huyện và chủ trại nơi đây phần lớn là người ở các xã khác tới sản xuất (họ là những người có trình độ tương đối cao) nên tỷ lệ người có trình độ cao ở đây nhiều hơn.
Thông qua điều tra thực tế sản xuất, trình độ văn hóa của người sản xuất cũng ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả kinh tế. Theo số liệu điều tra thì đa số những trại ngưng hoạt động sản xuất là những trại không có kỹ thuật được đào tạo về chuyên môn mà chỉ qua học hỏi trong quá trình làm rồi tự sản xuất.
4.3.3 Độ tuổi
Hiện nay dân số trong độ tuổi lao động của huyện là 67.333 người. Số hộ nghèo có 2.464 hộ với 9.840 người.
Theo số liệu điều tra từ 65 hộ dân sản xuất giống tại bốn xã của huyện Ninh Hải, độ tuổi của họ được thể hiện ở bảng sau:
Tỷ lệ
Bảng 4.5 Độ tuổi của người dân sản xuất Độ tuổi Số người Tỷ lệ (%) Từ 20 – 30 10 15,4 Từ 31 – 40 19 29,2 Từ 41 – 50 22 33,9 Từ 51 – 60 14 21,5
Theo số liệu thống kê ở Bảng 4.5 cho thấy số người có tuổi cao (từ 41 – 60 tuổi) chiếm hơn 50%, phần đông số người này có trình độ học vấn cấp hai đến cấp ba chỉ một số ít là có trình độ đại học và đa số họ sản xuất kinh doanh chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, học hỏi chung quanh và học hỏi từ các lớp tập huấn hay hội thảo.
Tuy nhiên bên cạnh đó thế hệ trẻ có học thức và có trình độ chuyên môn được đào tạo từ các trường Đại học, Cao đẳng đang dần dần thay thế các thế hệ đi trước, hiện nay thế hệ trẻ có chuyên môn đã được các trường đào tạo chỉ mới chiếm 39% và trong tương lai tỷ lệ này sẽ được nâng lên cao hơn nữa.