Khấu hao tài sản 1.000đ 3.755 10.432 6.951,

Một phần của tài liệu Hiện trạng sản xuất giống tôn Sú ở một số xã thuộc huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận (Trang 61 - 65)

IV. Phí cơ hội 1.000đ 97,605 268,78 193,869

IV. Tổng chi phí 1.000đ 23.340,61 48.986,78 38.761,19

Qua bảng liệt kê về chi phí đầu tư sản xuất trên đây cho thấy mức chi phí đầu tư về thức ăn là cao nhất và chiếm gần 30% tổng chi phí, kế đến là chi phí mua bố mẹ (chiếm khoảng 26%) và chi phí mua thuốc – hóa chất chiếm gần 24% tổng chi, tuy nhiên ở mức chi phí này còn phụ thuộc vào chất lượng nước và thời tiết ở từng thời kỳ. Trên đây là ba mức chi phí lớn nhất trong một vụ sản xuất, còn lại những mức chi khác chiếm tỷ lệ không đáng kể.

Chi phí lao động thuê: Người dân ở đây ít sử dụng lao động gia đình mà chủ yếu là thuê lao động, đối với lao động kỹ thuật thì lương được tính là25% lợi nhuận ròng.

Chi phí khấu hao cố định được người dân tính chung ở mức 15% lợi nhuận thô. Theo chúng tôi, với hình thức khấu hao như vậy là không hợp lý, vì cơ sở vật chất của trại qua từng năm sẽ có giá trị sử dụng khác nhau và ngày càng mất giá trị sử dụng nên mức khấu hao ở các năm cần phải khác nhau.

4.7.3 Hiệu quả kinh tế của một vụ sản xuất giống

Nghề sản xuất giống tôm sú ở Ninh Hải là một nghề mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Tuy nhiên, lợi nhuận còn tùy thuộc vào mùa vụ, tình hình dịch bệnh trong nghề nuôi tôm thương phẩm sẽ ảnh hưởng đến giá cả trên thị trường. Thông thường thì giá cả tôm giống không ổn định. Ngoài ra, với mức giá của tôm bố mẹ và số lượng không ổn định cũng làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế.

Để có cái nhìn chung nhất về hiệu quả của nghề sản suất giống tôm sú tại Ninh Hải, qua điều tra chúng tôi thấy rằng trong những năm trước đây do môi trường nuôi chưa bị ảnh hưởng xấu, nghề nuôi tôm thịt ở địa phương còn hoạt động ổn định và giá cả của thị trường tôm giống cao và tương đối ổn định nên hiệu quả kinh tế của nghề sản xuất giống cao. Nhưng trong khoảng hai năm trở lại đây, do ảnh hưởng của tình hình kinh tế xã hội và một số nguyên nhân khách quan khác đã làm cho nghề sản xuất giống của địa phương nơi đây bị ngưng trệ, hiệu quả kinh tế giảm xuống nhiều.

Bảng 4.14 Kết quả một vụ sản xuất của 100m3 bể nuôi

Khoảng mục Đơn vị tính Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình

Năng suất Triệu PL/100m3 0,912 1,995 1,571

Giá bán Đồng 16 38 29,46 Tổng doanh thu 1.000đ 25.036 69.551 46.342,72 Tổng chi phí 1.000đ 23.243 48.718 38.567,32 Lợi nhuận (LN) 1.000đ -19.566 13.516 826,00 LN/ Chi phí sản xuất Lần -0,84 0,28 0,02 Thu nhập 1.000đ -19.566 23.690 1.078,03

Chú thích: Lợi nhuận và năng suất bình quân được chúng tôi tính bằng phương pháp gia quyền.

- Năng suất trung bình = (Tổng sản lượng 65 hộ) / (Tổng thể tích bể 65 hộ). Qua Bảng 4.14 trên ta nhận thấy hộ có lợi nhuận cao nhất chỉ có 13,516 triệu đồng, trong khi đó hộ có lãi suất thấp nhất là –19,566 triệu đồng (bị âm hay lỗ vốn), nhưng lợi nhuận trung bình của 65 trại đạt 826.000 đồngvụ và thu nhập đạt 1.078,03 đồng/vụ.

Tỷ suất lợi nhuận/ chi phí sản xuất là 0,02 lần, nghĩa là chủ hộ đầu tư cho sản xuất một đồng thì sẽ thu được 0,02 đồng lợi nhuận.

Nhìn chung, hầu hết các trại sản xuất bị lỗ vốn không phải vì năng suất thấp mà vì giá bán thấp.

4.7.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất giống

Để xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất giống, chúng tôi phân tích sự tương quan của các yếu tố sản xuất như: kinh nghiệm sản xuất, tổng thể tích bể, lượng chlorine.

Bảng 4.15 Kết quả tương quan giữa năng suất và tổng thể tích

Biến số Hệ số ước lượng Giá trị của t Xác suất p

Hằng số 2032,984 25,034 1,91.10-31

Thể tích (X1) -2,092 -5,863 1,81.10-03

Qua kết quả trên cho thấy năng suất có tương quan với thể tích, với giá trị của xác suất P = 1,81.10-03.

Kết luận: sự tương quan giữa hai yếu tố có ý nghĩa thống kê ở mức độ tin tưởng 95% (hay α=0,05).

Bảng 4.16 Kết quả tương quan giữa năng suất và kinh nghiệm nuôi.

Biến số Hệ số ước lượng Giá trị của t Xác suất p

Hằng số 1407,752 18,284 6,69.10-27

Kinh nghiệm nuôi (X2) 30,651 2,224 0,029

Qua kết quả trên cho thấy năng suất có tương quan với kinh nghiệm nuôi, với giá trị của xác suất P = 0,029.

Kết luận: sự tương quan giữa hai yếu tố có ý nghĩa thống kê ở mức độ tin tưởng 95% (hay α=0,05).

4.8 Định Hướng Phát Triển Trong Tương Lai (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên cũng như tình hình kinh tế xã hội của huyện Ninh Hải thì trong tương lai nghề sản xuất giống của huyện có nhiều triển vọng, có đủ khả năng để phát triển cả về số lượng và chất lượng, gắn với nhiệm vụ giải quyết việc làm và bảo vệ sinh thái.

Để góp phần tăng mức tiêu thụ sản phẩm của nghề sản xuất giống, trong tương lai nghề nuôi tôm sẽ mở rộng diện tích ra các vùng khác.

Theo nghị quyết số 04 – NQ/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận về phát triển ngành thủy sản đến năm 2010 và nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Ninh Hải lần VIII đã đề ra nhiệm vụ trong thời gian đến như sau:

- Trong những năm tới sẽ mở rộng diện tích nuôi tôm sú tại các vùng như Vĩnh Hải, Tri Hải, Phương Hải,… đưa diện tích nuôi tôm đến năm 2010 là 2000ha và sản lượng đạt 6.500 – 7000 tấn tôm thương phẩm. Nguồn lực phát triển chủ yếu là các nông hộ, các chủ trang trại, doanh nghiệp. Nhà nước hỗ trợ đầu tư từ vốn tín dụng trung hạn, dài hạn và xây dựng kết cấu hạ tầng các vùng nuôi (kênh cấp thoát nước, đường giao thông, hệ thống điện và kiên cố hóa kênh mương các công trình hiện có kết hợp với quy hoạch quy mô, kiên cố lâu dài).

- Ưu tiên đầu tư và khai thác lợi thế các vùng ven biển để phát triển sản xuất tôm giống, đồng thời cũng tăng cường công tác quản lý chất lượng tôm giống, chú trọng chất lượng tôm giống bố mẹ. Tổ chức và hoàn thiện quy hoạch 100ha tôm giống sạch bệnh có chất lượng cao tại khu vực sản xuất tôm giống Nhơn Hải để tạo sức cạnh tranh cao về chất lượng, giá cả, từng bước trở thành vùng sản xuất tôm giống có chất lượng cao, quy mô lớn của cả nước, phấn đấu đến năm 2010 sản lượng tôm giống toàn huyện đạt hai tỷ con Post 15 với chất lượng nguồn giống tốt phục vụ cho nhu cầu nuôi tôm ở các địa phương trong và ngoài tỉnh.

Một phần của tài liệu Hiện trạng sản xuất giống tôn Sú ở một số xã thuộc huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận (Trang 61 - 65)