4. Thu hồi tác chất từ dịch đen và xử lý bột sau nấu
4.3. Năng suất của hệ thống thu hồi kiềm
Khi nồng độ các chất rắn trong dịch nạp vào lò tăng thì nhiệt độ khí trong lò và chất rắn cũng tăng. Nếu nhiệt độ của khí trong các ống gia nhiệt cao đến mức những hạt tro ở trạng thái huyền phù bị dính lại và tạo khối, thì tro có thể bít mặt sàng và ống truyền nhiệt làm cho năng suất tối ưu của lò giảm. “Năng suất” là thuật ngữ chỉ trọng lượng chất rắn đốt được trong 24 giờ. ở hệ thống mới người ta dùng “nhiệt tận dụng” là lượng nhiệt sinh ra từ lò để đánh giá năng lực của hệ thống thu hồi kiềm.
Hiệu quả nhiệt của một lò thu hồi kiềm là phần năng lượng thu được do đốt dịch đen để sinh ra hơi. Nhiệt độ của khí xả, nồng độ chất rắn trong dịch đen và việc bổ sung thêm Na2SO3 ảnh hưởng lớn đến hiệu quả nhiệt của lò. Nhiệt độ tối thiểu của khí xả là 1300C sẽ tránh được việc hình thành các chất ngưng tụ (như H2SO4 gây ăn mòn). Nếu nhiệt độ quá cao sẽ làm mất hiệu quả sử dụng nhiệt. Thường dòng khí xả cứ tăng 150C sẽ làm giảm hiệu quả nhiệt 1%. Khi nồng độ chất rắn trong dịch đen thấp, cần nhiều nhiệt hơn để cho nước bốc hơi, vì vậy nếu nồng độ này giảm 2%, thì hiệu quả nhiệt giảm 1%.
Kiềm hoá dịch xanh (tạo dịch trắng)
Vai trò của giai đoạn này là chuyển Na2CO3 (trong dịch xanh) thành NaOH và loại bỏ một số tạp chất bị lẫn vào từ lò đốt và từ lò vôi. Đầu tiên, hoà tan dịch nóng chảy trong bể chứa dịch xanh. Kế đó loại bỏ chất bẩn (đất, cát...) để làm trong dịch xanh. Rồi cho dịch xanh đã lắng trong phản ứng với CaO để tạo dịch trắng. Cuối cùng là làm trong dịch trắng (loại bùn
CaCO3). Ngoài ra giai đoạn này còn rửa phần cặn cát và bùn vôi để tận thu natri, nung bùn vôi để tái tạo CaO.