Đặc tính của gỗ phế liệu

Một phần của tài liệu Công nghệ chế biến gỗ ở Việt Nam (Trang 59 - 60)

Tuỳ thuộc mục đích sử dụng gỗ phế liệu, mục đích yêu cầu được đặt ra, có thể xét đặc tính gỗ phế liệu dưới nhiều góc độ khác nhau.

Trước hết, gỗ phế liệu cũng là nguyên liệu gỗ với những đặc tính vốn có. Theo yêu cầu của việc sử dụng, chế biến, cần xác định được các đặc tính ảnh hưởng lớn đến quá trình xử lý, chế biến và chất lượng sản phẩm thu được.

Đặc tính chung nổi bật của gỗ phế liệu là sự đa dạng về kích thước và loại gỗ, ảnh hưởng rất lớn đến việc phân loại theo yêu cầu xử lý, chế biến với mục đích giảm thiểu các chi phí và giá thành sản phẩm cuối cùng.

Dưới đây, chúng ta xem xét đặc tính của gỗ phế liệu theo các lĩnh vực sử dụng - Tận dụng phế liệu gỗ để sản xuất ván dăm, ván sợi

Đối với gỗ tạp, cành nhánh, đầu mẩu của quá trình khai thác, đường kính quá nhỏ gây khó khăn cho quá trình tạo dăm (qua máy băm dăm). Mặt khác, với đường kính quá nhỏ, còn non, vỏ chiếm tỷ lệ rất lớn.

- Gỗ tỉa thưa biến dạng rất lớn, ít đàn hồi, khối lượng thể tích nhỏ hơn gỗ già (thành thục sinh học) nên trong quá trình tạo dăm, ít sinh bụi, kích thước dăm tương đối đồng đều.

- Cấu tạo, tính chất cơ, lý, hoá của gỗ phế liệu khác nhau, đặc biệt khối lượng thể tích ảnh hưởng đến chế độ công nghệ. Nếu gỗ phế liệu không được pha trộn theo tỷ lệ hợp lý, thiếu đồng đều sẽ gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng ván dăm, ván sợi.

- Trong sản xuất ván nhân tạo nói chung, ván dăm nói riêng, độ pH ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình đóng rắn của keo. Việc pha trộn nhiều loại gỗ phế liệu khác nhau, đặc biệt đối với các loại gỗ có nhiều chất dầu tác động rất lớn tới màng keo, làm suy giảm chất lượng ván dăm.

- Đặc điểm cấu tạo gỗ liên quan đến bề mặt dăm, tính chất cơ học của dăm, ảnh hưởng đến chất lượng ván dăm. Do vậy, việc pha trộn nhiều loại phế liệu khác nhau, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng ván dăm.

- Trong công nghệ sản xuất ván sợi, hỗn hợp gỗ phế liệu pha trộn ảnh hưởng rõ nét đến quá trình phân ly gỗ thành sợi. Đặc biệt phế liệu đầu mẩu, cành nhánh rất khó cho việc tạo ra dăm mảnh có bề mặt cắt phẳng nhẵn đồng đều, cũng như độ cứng các loại gỗ không đều nhau, ảnh hưởng đến chất lượng sợi, tỷ suất thu hồi sợi gỗ.

Tính chất hoá học và kích thước sợi gỗ ảnh hưởng đến tính chất của ván sợi cũng như phương pháp sản suất ván sợi. Nếu hỗn hợp gỗ phế liệu có kích thước không đều, chất lượng ván sợi giảm đáng kể. Để đảm bảo chất lượng và màu sắc ván sợi, cần lựa chọn tỷ lệ hỗn hợp gỗ phế liệu hợp lý.

Việc tận dụng gỗ phế liệu là một xu hướng nhằm chủ động được nguyên liệu, giảm chi phí nguyên liệu. Mặc dù vậy, việc sử dụng hỗn hợp gỗ phế liệu sẽ gặp một số khó khăn trong quá trình tự động hoá phân loại, vận chuyển và định lượng nguyên liệu. Khả năng dán dính keo giảm đáng kể khi hỗn hợp gỗ phế liệu khác biệt lớn về cấu tạo và tính chất.

Tận dụng phế liệu gỗ để sản xuất ván sợi tước

Các phế liệu gỗ được đưa vào tạo dăm bằng phương pháp bào tước, tạo thành loại dăm sợi tước, còn gọi là bông gỗ (wood-wool).

Một số loại gỗ có hàm lượng lớn các chất đường hoặc chất chiết xuất gây cản trở quá trình đóng rắn của xi măng.

Phế liệu gỗ thường là gỗ có đường kính nhỏ, bìa bắp, đầu mẩu của công nghiệp xẻ- mộc. Tuy nhiên, cần cắt ngắn phế liệu trước khi tước, kích thước dài phổ biến là 50 mm. Vì vậy, những phế liệu có kích thước quá ngắn không được sử dụng làm ván sợi tước.

Một phần của tài liệu Công nghệ chế biến gỗ ở Việt Nam (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)