Chế biến gỗ bằng phương pháp hóa học

Một phần của tài liệu Công nghệ chế biến gỗ ở Việt Nam (Trang 26 - 27)

3. Định nghĩa về công nghiệp chế biến gỗ

3.6.4.Chế biến gỗ bằng phương pháp hóa học

Trong quá trình chế biến phát sinh các phản ứng hóa học, thành phần hóa học gỗ bị thay đổi tạo thành các sản phẩm khác không còn là chất gỗ.

Có 2 lọai hình chế biến hóa học: - Nhiệt phân gỗ:

Sử dụng phế liệu trong khâu chế biến hoặc ở khu khai thác, tiến hành phân giải gỗ ở nhiệt độ cao ( 100-1000oC).

Nếu quá trình nhiệt phân gỗ xảy ra không có không khí gọi chưng khô gỗ, sẽ thu được than hầm và các loại axit axêtic CH3COOH, rượu mêthylic CH3OH, hắc ín...

Nếu tiến hành chưng khô gỗ đơn giản, không có bộ phận thu hồi hóa chất, chỉ có lò hầm than thủ công, gọi là đốt than. Tỷ lệ than thu được từ 16-20% lượng gỗ, nếu đốt gỗ lim lượng than thu được nhiều hơn gỗ tạp. Bình quân lượng than thu được khoảng: 60kg/ ster củi tạp, 120 kg/ ster củi hồng sắc và thiết mộc.

Nếu nhiệt phân gỗ có lưu thông không khí gọi là khí hóa gỗ sẽ tạo thành gas cháy được, ngoài ra còn thu được than, axit, hắc ín.

Sử dụng phế liệu gỗ (kể cả mùn cưa) dùng axit sulfuric H2SO4 hoặc H2SO3, để thủy phân gỗ tạo thành các hóa chất có giá trị như glucose C6H12O6, rượu êthylic C2H5OH, furfurol (C5H10O5), cacbonic CO2, các loại men thức ăn gia súc.

Rượu êthylic dùng làm dung môi, chất đốt, chế cao su tổng hợp. Furfurol là nguyên liệu quí để tổng hợp ni lông, chất dẻo, dùng trong công nghiệp khai thác dầu. Khí Các bonic CO2 dùng làm mưa nhân tạo, CO2 đặc dùng trong máy sinh hàn.

Thường người ta sử dụng cây lá kim, bã mía để sản xuất cồn, cây lá rộng, lõi ngô để sản xuất Furfurol.

Một phần của tài liệu Công nghệ chế biến gỗ ở Việt Nam (Trang 26 - 27)