Cơ cấu và tỷ trọng tiêu thụ gỗ hiện nay và xu thế phát triển

Một phần của tài liệu Công nghệ chế biến gỗ ở Việt Nam (Trang 36 - 37)

4. Nguồn nguyên liệu gỗ

4.7.Cơ cấu và tỷ trọng tiêu thụ gỗ hiện nay và xu thế phát triển

- Gỗ rừng tự nhiên và gỗ rừng trồng

Tiêu thụ gỗ lớn và gỗ rừng tự nhiên vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tiêu thụ gỗ hiện nay của nước ta. Tuy nhiên chỉ xét về khía cạnh khả năng sản xuất và cung cấp của rừng tự

nhiên trong nước hiện nay (từ 150.000- 300.000 m3/năm) thì khả năng cung cấp của rừng trồng vẫn chiếm tỷ trọng cao. Song do hạn chế của nguyên liệu gỗ rừng trồng là phần lớn là gỗ nhỏ, mềm, vì vậy phần lớn được sử dụng để sản xuất ván nhân tạo, dăm mảnh, bao bì... mà không thể sử dụng để sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, gỗ nội thất phục vụ cho xuất khẩu. Các loại sản phẩm này phải sử dụng gỗ rừng tự nhiên và gỗ nhập khẩu. Do gỗ lớn từ rừng tự nhiên trong nước chỉ mới đáp ứng cho xây dựng cơ bản và một phần sản xuất đồ mộc trong nước, vì vậy chủ yếu nguồn gỗ lớn phải dựa vào nguồn nhập khẩu.

- Gỗ trong nước và gỗ nhập khẩu

Nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu từ chỗ dựa vào rừng tự nhiên là chính đã chuyển sang nguồn gỗ nhập khẩu và gỗ rừng trồng là chính. Trong những năm 1990 sản lượng gỗ khai thác từ rừng tự nhiên khoảng1,8 triệu m3/năm, đến năm 2005 chỉ còn 150.000 m3/ năm. Để bù đắp sự thiếu hụt về nguyên liệu gỗ rừng tự nhiên, hàng năm phải nhập khẩu khoảng từ 1,5 triệu m3 - đến 2 triệu m3 gỗ, năm 2004 nhập khẩu 2,6 triệu m3 gỗ từ các nước lân cận và tăng cường sử dụng gỗ rừng trồng để sản xuất hàng xuất khẩu (đang dần có xu hướng kinh doanh gỗ lớn). Như vậy nguyên liệu gỗ (gỗ lớn) dùng để sản xuất hàng xuất khẩu chủ yếu là nguồn gỗ nhập khẩu, còn gỗ lớn trong nước chủ yếu để giải quyết nhu cầu gỗ xây dựng và sản xuất đồ gỗ trong nước, còn gỗ rừng trồng hàng năm cung cấp khoảng 1,5-2,0 triệu m3 chủ yếu phục vụ nhu cầu nội địa bao gồm cả làm nguyên liệu dăm gỗ và làm ván nhân tạo.

Nguồn gỗ nhập khẩu về lâu dài sẽ khó khăn, vì các nước sẽ dần hạn chế việc xuất khẩu gỗ. Vì vậy để chủ động nguồn nguyên liệu, nước ta cần đẩy mạnh việc khôi phục rừng tự nhiên và quản lý rừng bền vững, đẩy mạnh trồng rừng nguyên liệu công nghiệp. Ngoài việc trồng rừng gỗ nhỏ, cần đặc biệt quan tâm phục hồi gỗ lớn ở rừng tự nhiên, và đẩy mạnh trồng rừng gỗ lớn, gỗ quý hiếm phục vụ cho chế biến đồ gỗ mỹ nghệ và đồ mộc cao cấp xuất khẩu. Nếu không có tầm nhìn chiến lược, thiếu những chính sách khuyến khích khôi phục và trồng rừng gỗ lớn, gỗ quý hiếm thì sự phát triển của công nghiệp chế biến gỗ trong tương lai sẽ gặp nhiều khó khăn, vì không đảm bảo tự cân đối được phần lớn nguyên liệu cho sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu.

Mục tiêu của Việt Nam đến năm 2020, trong nước tự cân đối được khoảng trên 65% nhu cầu nguyên liệu gỗ, theo đó mới phát huy được nguồn lực tại chỗ và chủ động về nguyên liệu cho sản xuất.

Một phần của tài liệu Công nghệ chế biến gỗ ở Việt Nam (Trang 36 - 37)