Một số vấn đề chung về công tác quản lý và kế toán tập hợp chi phí sản

Một phần của tài liệu v6176 (Trang 57 - 59)

II. Thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty

1.1Một số vấn đề chung về công tác quản lý và kế toán tập hợp chi phí sản

1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Nội

1.1Một số vấn đề chung về công tác quản lý và kế toán tập hợp chi phí sản

xuất tại công ty CPDP Hà Nội

a. Đặc điểm và yêu cầu quản lý chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất là một bộ phận được tính vào giá thành sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó quản lý chi phí sản xuất là yêu cầu được đặt ra cho hầu hết các nhà quản lý doanh nghiệp để đạt được hiệu quả tốt nhất. Xuất phát từ vai trò cũng như nhu cầu quản lý và hạch toán, công ty đã có những biện pháp cụ thể nhằm xác định và quản lý chi phí sản xuất của mình.

Về cơ bản chi phí sản xuất của công ty bao gồm:

- Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm các nguyên vật liệu, dược liệu là thành phần chính để tạo nên các sản phẩm như paracetaniol, clophenoramin, cloroxide, tetracyclin, vitamin B1, codein photphat, epphedrin hydroclorid…

- Chi phí nguyên vật liệu phụ và động lực: bao gồm các tá dược cần thiết như amidon, tinh bột sắn, canxi cacbonat, magie cacrbonat…để sản xuất sản phẩm, các loại bao bì, chai lọ… và chi phí điện, hơi, nước phục vụ sản xuất.

- Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương: gồm tiền lương khoán tính theo sản phẩm, tiền lương theo chế độ, các khoản tiền mang tính chất lương như phụ cấp độc hại, phụ cấp thu hút, phụ cấp ca ba, các khoản chi phí lương liên quan đến việc nghiên cứu, sản xuất thử sản phẩm mới.

- Chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn: gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn được trích lập chiếm 25% tổng số lương và phụ cấp lương.

- Chi phí khấu hao tài sản cố định: phản ánh số khấu hao tài sản cố định trích trong kỳ của các tài sản cố định sử dụng cho hoạt động sản xuất của công ty.

- Chi phí khác bằng tiền: bao gồm các chi phí như chi phí dịch vụ điện thoại, điện tín, chi các khoản liên quan đến sản xuất được chi bằng tiền như văn phòng phẩm, các khoản bồi dưỡng vận chuyển…

Tuy nhiên, nếu căn cứ vào vào quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thì chi phí sản xuất của công ty được chia làm ba khoản mục ứng với các khoản mục trong giá thành sản phẩm

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

- Chi phí nhân công trực tiếp trong đó gồm chi phí lương và chi phí khác - Chi phí sản xuất chung

b. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất

Công ty có ba phân xưởng sản xuất chính là phân xưởng Viên, phân xưởng Mắt, phân xưởng Đông dược, mỗi phân xưởng sản xuất các loại sản phẩm có tính chất tương tự nhau, quy trình sản xuất thuốc khá đơn giản, các loại thuốc được sản xuất theo công thức có sẵn, sử dụng vật tư theo định mức kỹ thuật do phòng kỹ thuật quy định do đó chi phí sản xuất được theo dõi, tập hợp theo từng sản phẩm, cuối tháng kế toán chi phí giá thành tập hợp, phân bổ các chi phí để tính giá thành.

Các bộ phận thuộc đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành là các sản phẩm do phân xưởng Viên, phân xưởng Mắt, phân xưởng Đông Dược hoàn thành và một số ít các sản phẩm được sản xuất thử của phòng nghiên cứu sản xuất nhỏ.

c. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất

Để phù hợp với đối tượng tập hợp, công ty áp dụng phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo sản phẩm, với kỳ hạch toán là hàng tháng, do đó đã đáp ứng được nhu cầu theo dõi phát sinh thường xuyên của các yếu tố chi phí sản xuất.

d. Khái quát quy trình tập hợp chi phí sản xuất

Để theo dõi và tập hợp chi phí sản xuất, công ty sử dụng các tài khoản - TK 621: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

- TK 622: chi phí nhân công trực tiếp - TK 627: chi phí sản xuất chung

- TK 154: chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Hàng ngày, căn cứ vào phiếu xuất nguyên vật liệu cho từng phân xưởng và phiếu nhập để tính khối lượng nguyên vật liệu thừa nhập trở lại kho, kế toán lập phiếu sản xuất đồng thời nhập thành phẩm hoàn thành từ phân xưởng vào kho và lập phiếu nhập kho.

Cuối tháng, dựa vào phiếu sản xuất và sản phẩm dở dang đầu kỳ, kế toán phân xưởng tính ra sản phẩm dở dang cuối kỳ, giá trị sản phẩm dở dang được tính dựa trên giá trị nguyên vật liệu chính sử dụng cho sản xuất.

Dựa trên bảng thanh toán tiền lương của các phòng ban phân xưởng do phòng tổ chức hành chính lập, kế toán chi phí và giá thành tập hợp và tiến hành phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho các sản phẩm. Đồng thời tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung theo các tiêu thức đã định. Sau đó kế toán chi phí sản xuất và giá thành thực hiện tập hợp chi phí sản xuất vào các tài khoản phản ánh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, kết chuyển chi phí vào tài khoản chi phí sản xuất dở dang cho thành phẩm và bán thành phẩm.

Bước thực hiện cuối cùng là nhập vào bảng tính giá thành và lên thẻ tính giá thành, báo cáo giá thành.

Với việc sử dụng phần mềm kế toán Cyber Accounting 2004, công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất được hỗ trợ rất nhiều, giảm nhẹ khối lượng công việc của các kế toán viên. Cụ thể là:

- Căn cứ vào phiếu sản xuất, phần mềm kế toán sẽ tự tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng mặt hàng.

- Dựa vào định mức tiền lương và số lượng sản phẩm nhập kho (lấy từ phiếu nhập) phần mềm sẽ tự động tính ra chi phí lương cho mỗi sản phẩm.

- Sau khi có phân bổ chi phí sản xuất chung theo phân xưởng và định mức tiền lương cho từng sản phẩm máy tính sẽ hỗ trợ công tác lên bảng tính giá thành trên cơ sở các số liệu đã tập hợp từ các tài khoản tương ứng.

- Khi đã tính được giá thành các sản phẩm, với câu lệnh có sẵn máy tính sẽ tự động áp giá lên các phiếu nhập, xuất thành phẩm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sơ đồ quy trình:

Trong đó:

Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng

Đối chiếu, kiểm tra

Kế toán viên thực hiện Máy tính thực hiện

Sơ đồ 15: Quy trình tổ chức công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu v6176 (Trang 57 - 59)