Lập, thẩm định và xét duyệt phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các quy định về trình tự, thủ tục thu hồi đất và hướng hoàn thiện các quy định này (Trang 31 - 34)

trợ và tái định cư

Điều 51 Nghị định 84/2007/NĐ-CP có quy định: Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng lập phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên cơ sở số liệu, tài liệu hiện có do cơ quan TN&MT cung cấp và nộp một bộ tại cơ quan tài chính để thẩm định. phương án tổng thể có các nội dung sau:

Các căn cứ để lập phương án;

Số liệu tổng hợp về diện tích các loại đất, hạng đất đối với đất nông nghiệp, số tờ bản đồ, số thửa; giá trị ước tính của tài sản hiện có trên đất;

Số liệu tổng hợp về số hộ, số nhân khẩu, số lao động trong khu vực thu hồi đất, trong đó nêu rõ số lao động phải chuyển đổi nghề nghiệp, số hộ phải tái định cư;

Dự kiến mức bồi thường, hỗ trợ và dự kiến địa điểm, diện tích đất khu vực tái định cư hoặc nhà ở tái định cư, phương thức tái định cư;

Dự kiến biện pháp trợ giúp giải quyết việc làm và kế hoạch đào tạo chuyển đổi ngành nghề;

Danh mục các công trình và quy mô các công trình của Nhà nước, của tổ chức, của cơ sở tôn giáo, của cộng đồng dân cư phải di dời và dự kiến địa điểm để di dời;

Số lượng mồ mả phải di dời và dự kiến phải di dời;

Dự toán kinh phí thực hiện phương án;

Nguồn kinh phí thực hiện phương án;

Tiến độ thực hiện phương án.

Quy định cụ thể các nội dung của phương án tổng thể về bồi thường hỗ trợ và tái định cư nhằm mục đích: giảm đi đáng kể tình trạng đền bù nhầm lẫn, thiếu sót; xác định được số lượng lao động trong khu vực thu hồi để có phương án cụ thể về bồi thường hỗ trợ và tái định cư; lựa chọn nhà đầu tư có năng lực, khắc phục dự án treo.

Giai đoạn 2000 - 2004, nước ta có 157.000 ha đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sử dụng. Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội, tổng diện tích đất dự kiến sẽ thu hồi 2006 - 2010 là 331.430 ha. Khảo sát của Bộ Lao động - thương binh và xã hội cho thấy, mỗi ha đất bị thu hồi có tới 13 lao động mất việc làm. Con số này sẽ lên đến gần 2,5 triệu người trong giai đoạn 2006 - 2010.

[12] Chính sách bồi thường đối với đất ở khác với đất nông nghiệp. Giá bồi thường đất ở phải đảm bảo cho người bị thu hồi có chỗ ở tương đương về diện tích và điều kiện sống. Còn đất nông nghiệp, Nhà nước giao với hai mục đích: tạo nguồn nông sản phục vụ xã hội và tạo thu nhập cho cuộc sống của chính người sử dụng đất. Khi thu hồi, mục đích ban đầu không còn. Riêng mục đích sau, Nhà nước cần có những phương thức khác nhau để giải quyết cho phù hợp. Phổ biến hiện nay là bồi thường bằng tiền, nhưng tiền chỉ là sự thay thế nguồn tạo ra thu nhập này bằng nguồn tạo ra thu nhập khác. Sự bồi thường là cao hay thấp còn phụ thuộc vào việc sử dụng tiền bồi thường đó vào hoạt động nào để tạo ra thu nhập, bù đắp mức giảm thu nhập do mất nông nghiệp. Kế hoạch thu hồi đất cần gắn với kế hoạch đào tạo nghề cho người mất đất, đó mới là mấu

12[12]. Mỹ Lệ, Thu hồi đất: thất nghiệp sau khi học nghề. Báo điện tử của Thời báo kinh tế nông thôn, ra ngày 30/12/2007

chốt khi tiến hành thu hồi đất. Bởi mầm mống của bất ổn định là khi người dân bị mất đất không có việc làm, không có thu nhập chính. Theo Tổng cục dạy nghề, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, có tới 67% lao động nông nghiệp vẫn giữ nguyên nghề cũ sau khi bị thu hồi đất, 13% chuyển sang nghề mới và khoảng 20% thất nghiệp hoặc có việc làm nhưng không ổn định. Đây cũng là một trong những nội dung rất quan trọng trong phương án tổng thể về bồi thường hỗ trợ tái định cư.

Một trong những mục đích cơ bản khi lập phương án tổng thể về bồi thường hỗ trợ và tái định cư là nhằm xác định kinh phí và tiến độ thực hiện phương án. Trên thực tế, thời gian thực hiện thường kéo dài, có trường hợp từ khi quy hoạch đến việc thực hiện thu hồi để thực hiện dự án đã được phê duyệt kéo dài hàng chục năm. Giải phóng mặt bằng, bồi thường thiệt hại là công tác hết sức phức tạp, không thể giải quyết nhanh gọn vì nó động chạm tới nhiều quyền lợi của dân. Có những dự án, do không làm tốt công tác bồi thường giải phóng mặt bằng nên không thể triển khai được, ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Theo báo Đầu tư số 7 ra ngày 15/1/2007 trang 15 thì cho đến thời điểm ấn định hoàn thành gói thầu số 1 thuộc tiểu dự án tuyến tránh thị, xã Hoà Bình đã trôi qua mà tất cả vẫn còn dang dở. Nhà dân thì hưởng bụi vào mùa khô, lầy lội vào mùa mưa; nhà thầu thì phải đắp chiếu thiết bị ngồi chờ, còn chủ đầu tư thì đôn đáo ngược xuôi để giải thích cho các cơ quan chức năng vì sao lại thế. Vậy, nguyên nhân do đâu mà gói thầu được ấn định 18 tháng mà kéo dài thành 41 tháng vẫn chưa hoàn thành. Theo báo cáo của Ban Quản lý dự án đường bộ 2, gói thầu số 1 được công nhận kết quả trúng thầu từ 21/3/2003 và ký hợp đồng xây dựng để khởi công sau đó 4 ngày với thời hạn thi công là 540 ngày. Sau gần 7 tháng kể từ ngày khởi công, UBND tỉnh Hoà Bình mới bàn giao cho nhà thầu được một số đoạn nhỏ, sau đó một tuyến được bàn giao thêm trong tình trạng còn rất nhiều hộ dân và cột điện nằm rải rác trên đường và kết quả kiểm điểm của bộ phận giải phóng mặt bằng lại càng thảm hại hơn: chỉ vẻn vẹn có 12 hộ dân ở xã Sủ Ngòi chưa được giải toả, hai hộ dân tái lấn chiếm, còn 93

cây cột điện. Tình hình còn tệ hơn khi trong suốt gần 4 năm tiếp theo khối lượng giải phóng mặt bằng vẫn dậm chân tại chỗ. Công tác giải phóng mặt bằng chậm chễ như vậy, trách nhiệm thuộc về ai? Liệu những người trực tiếp thực hiện công tác này đã không làm hết trách nhiệm của mình hay những quy định về công tác này còn nhiều bất cập, khiến những người thực hiện dù có cố gắng tới đâu cũng không thể hoàn thành nhiệm vụ?[13]

Do vậy, để thực hiện tốt công tác nêu trên, các cơ quan chức năng cần thận trọng từng khâu, từng bước. Lập phương án tổng thể về bồi thường hỗ trợ tái định cư đóng một vai trò vô cùng quan trọng, là cơ sở để thực hiện công việc, những bước tiếp sau được hiệu quả.

Ngoài ra, pháp luật cũng quy định rõ, kể từ ngày nhận được phương án tổng thể, trong thời hạn không quá 15 ngày, cơ quan Tài chính chủ trì phối hợp với cơ quan TN&MT, các cơ quan có liên quan tiến hành thẩm định phương án và trình UBND cùng cấp xét duyệt. Trong thời hạn 7 ngày, cơ quan này có trách nhiệm xem xét và ký quyết định phê duyệt phương án tổng thể.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các quy định về trình tự, thủ tục thu hồi đất và hướng hoàn thiện các quy định này (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w