Nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Quân đội - Việt Trì (Trang 57 - 59)

b) Nguyên nhân khách quan

3.2.6.Nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ

Nhân tố con người đóng vai trò quan trọng nhất đối với bất kỳ hoạt động nào của nền kinh tế nói chung và hoạt động Ngân hàng nói riêng. Vì vậy đào tạo đội ngũ cán bộ tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng là ưu tiên hàng đầu. Đối với Chi nhánh Ngân hàng Quân đội tại Việt Trì thì điều này càng cấp thiết hơn nữa, bởi lẽ Chi nhánh mới được thành lập còn thiếu rất nhiều cán bộ quản lý cũng như cán bộ tín dụng có trình độ chuyên môn cao. Do vậy Chi nhánh cần đánh giá chính xác trình độ năng lực của cán bộ ở mỗi vị trí công tác để có giải pháp nâng cao năng lực nghiệp vụ.

Trong thời đại ngày nay thì một cán bộ tín dụng không chỉ phải giỏi nghiệp vụ mà còn cần phải có kiến thức rộng về nhiều lĩnh vực khác như nhà đất, chứng khoán, tin học, ngoại ngữ...Về điểm này thì các cán bộ tín dụng trẻ của Ngân hàng Quân đội Chi nhánh Việt Trì còn nhiều hạn chế. Do vậy Chi nhánh cần có chính sách khuyến khích nhân tài bằng nhiều chế độ đãi ngộ khác nhau. Mặt khác Chi nhánh cần thường xuyên tiến hành các lớp học tự đào tạo do các cán bộ nhiều kinh nghiệm giảng dạy cho đối tượng học viên là cán bộ trẻ, cán bộ đang trong quá trình thử việc tại Chi nhánh.

Trần Xuân Huế Lớp Tài chính – K 46

Ngoài ra, Ngân hàng Quân đội Chi nhánh Việt Trì cũng nên có kế hoạch tổ chức luân chuyển cán bộ trong các phòng giao dịch để lựa chọn được những cán bộ nắm vững được toàn bộ mọi nghiệp vụ tại nơi giao dịch và cũng tránh cho những cán bộ nhân viên sự nhàm chán trong công việc. Đây là một phương pháp luân chuyển rất khoa học và tiên tiến mà Ngân hàng Quân đội Chi nhánh Việt Trì cần học hỏi để nâng cao hơn nữa công tác đào tạo cán bộ của mình.

Bên cạnh yếu tố con người thì vấn đề thông tin cũng rất quan trọng trong hoạt động của mỗi Ngân hàng. Trong một nền kinh tế hiện đại thì thông tin đóng vai trò quyết định tới thành công hay thất bại của mỗi doanh nghiệp hay tổ chức tín dụng. Trong hoạt động của các Ngân hàng thương mại, nguồn thông tin có được từ ba nguồn chủ yếu: phỏng vấn trực tiếp, thông qua các trung gian, và thông qua các báo cáo của người vay. Ngân hàng sử dụng các thông tin này nhằm đánh giá khả năng tài chính của khách hàng, khả năng sinh lợi của dự án và những rủi ro có thể xảy ra.

Hiện nay hoạt động thu thập thông tin của Ngân hàng Quân đội Chi nhánh Việt Trì còn nhiều hạn chế. Hầu hết các thông tin đều được thu thập từ hoạt động thẩm định tại cơ sở của các cán bộ tín dụng, thẩm định, do đó thông tin nằm trong phạm vi hẹp và mang tính chủ quan, chưa chủ động tìm kiếm các thông tin liên quan khác. Để có thể nâng cao chất lượng thông tin tín dụng thì trước hết Ngân hàng phải xây dựng cho mình một hệ thống thông tin khách hàng, không chỉ có những khách hàng quen thuộc đã có quan hệ tín dụng tốt với Ngân hàng mà gồm cả những khách hàng tiềm năng.

Khi có nguồn thông tin chính xác và chuẩn rồi thì tiếp theo là phải xử lý thông tin có được. Nếu việc xử lý thông tin tốt sẽ giúp cho người sử dụng có thể khai thác thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Để có thể xử lý thông tin được tốt, Chi nhánh cần phát triển một chương trình tính toán chuẩn dựa trên

Trần Xuân Huế Lớp Tài chính – K 46

các phần mềm tin học thông dụng hiện nay như Excel (một hệ thống chấm điểm tín dụng chuẩn), mỗi khi cần tính toán tình hình tài chính của một khách hàng nào đó thì cán bộ tín dụng chỉ cần nhập số liệu vào và các chỉ tiêu tài chính sẽ được tính toán ngay lập tức. Quá trình này làm giảm rủi ro tín dụng có thể gặp phải và rút ngắn được thời gian thẩm định của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Quân đội - Việt Trì (Trang 57 - 59)