Công tác huy động vốn

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Quân đội - Việt Trì (Trang 54 - 55)

b) Nguyên nhân khách quan

3.2.3.Công tác huy động vốn

Có thể nói khi Việt nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã mở ra một kỷ nguyên mới cho sự phát triển của đất nước, rồi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước đã tạo ra môi trường kinh doanh tốt giúp các tổ chức tín dụng huy động được một nguồn vốn đáng kể từ trong nước và ngoài nước phục vụ cho nền kinh tế. Trong đó huy động vốn là một trong những nghiệp vụ tạo vốn quan trọng hàng đầu của các Ngân hàng thương mại thông qua các nghiệp vụ như: huy động tiền gửi, ký quỹ, và các nghiệp vụ trung gian thanh toán khác. Vì vậy để công tác huy động vốn có hiệu quả Chi nhánh cần thực hiện các biện pháp sau:

Chi nhánh Ngân hàng TMCP Quân đội - Việt Trì cần thường xuyên bám sát thị trường, tăng cường mở rộng khai thác khách hàng có nguồn vốn nhàn rỗi lớn, có chính sách lãi suất phù hợp với cung - cầu và chỉ số lạm phát, đảm bảo lãi suất dương và hợp lý tạo sự cạnh tranh công bằng với các Ngân hàng, vừa có lợi cho người gửi tiền vừa có thu nhập cho Ngân hàng.

Cần đẩy mạnh công tác Marketing, quảng cáo thương hiệu và hình ảnh của Ngân hàng quân đội thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí, in tờ rơi, lịch, bưu thiếp, hay tiến hành tài trợ cho các chương trình, lễ hội của tỉnh...Trong đó các tuyên truyền quảng cáo cần làm nổi bật các ưu điểm của Ngân hàng về dịch vụ, sản phẩm, thái độ phục vụ của các cán bộ Ngân hàng. Để thông tin đại chúng đạt hiệu quả cao nhất, Ngân hàng Quân đội Chi nhánh Việt

Trần Xuân Huế Lớp Tài chính – K 46

Trì cần tìm ra những kênh truyền thông hiệu quả. Trước hết là kênh truyền thông cá nhân mà người truyền tải những thông điệp trước hết là các nhân viên của Ngân hàng và những người thân của họ. Đây là một kênh có chi phí thấp nhất mà lại đem lại hiệu quả cao.

Mở rộng và tăng cường huy động các hình thức tiền gửi có kỳ hạn để đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn. Đối với Ngân hàng, tiền gửi có kỳ hạn là nguồn vốn ổn định trong kinh doanh. Để huy động được nguồn vốn này, Ngân hàng phải giải quyết đồng thời hai yếu tố: lãi suất và dịch vụ thanh toán. Cần phải đặt ra nhiều loại kỳ hạn với lãi suất hấp dẫn từ 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng đến 24 tháng. Về nguyên tắc thì tiền gửi càng dài thì lãi suất càng cao hơn lãi suất tiền gửi không kỳ hạn do khả năng mất giá của đồng tiền khi lạm phát hoặc khả năng thanh khoản kém khi họ có nhu cầu sử dụng tiền. Do đó để có thể huy động được vốn dài hạn cần phải có các hình thức như: các loại kỳ phiếu, trái phiếu có thể chuyển nhượng được dễ dàng trên thị trường chứng khoán, các chính sách bảo đảm giá trị đồng tiền, tặng quà khuyến mãi...

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Quân đội - Việt Trì (Trang 54 - 55)