Áp dụng các thủ tục phân tích

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán chu trình tiền lương-nhân viên trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán và Tư vấn ACPA thực hiện (Trang 98 - 100)

Thủ tục phân tích đợc áp dụng trong tất cả các giai đoạn của cuộc kiểm toán, từ lập kế hoạch đến kết thúc kiểm toán. Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 520 quy định:” KTV phải thực hiện các thủ tục phân tích khi lập kế hoạch kiểm

toán và giai đoạn soát xét tổng thể về cuộc kiểm toán. Quy trình phân tích cũng đ- ợc thực hiện ở các giai đoạn khác trong quá trình kiểm toán”. Mức độ áp dụng thủ tục phân tích tuỳ theo nhận định của KTV. Trong quá trình áp dụng thủ tục phân tích, KTV thực hiện từ so sánh đơn giản đến những phân tích phức tạp đòi hỏi các kỹ thuật thống kê tiên tiến. Mức độ tin cậy của quy trình phụ thuộc vào các yếu tố sau: tính trọng yếu của tài khoản/nghiệp vụ, các thủ tục kiểm toán khác có cùng mục tiêu kiểm toán, độ chính xác dự kiến của quy trình phân tích, đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát. Trong trờng hợp thủ tục phân tích phát hiện đợc các chênh lệch trọng yếu hoặc mối liên hệ không hợp lý giữa các thông tin tơng ứng, KTV phải thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung để thu thập thêm càng bằng chứng thích hợp.

Thực tế kiểm toán tiền lơng ở ACPA cho thấy, KTV/trợ lý KTV chỉ dừng lại ở mức phân tích xu hớng mà không chú trọng phân tích tỷ suất. Thủ tục phân tích chủ yếu là: so sánh lơng phải trả và lơng bình quân, tiền lơng qua các tháng, tiền lơng năm nay so với năm trớc (với khách hàng truyền thống). Riêng với thuế thu nhập cá nhân, KTV hầu nh không áp dụng thủ tục phân tích. Những điều này có thể làm hạn chế khả năng phán đoán của KTV do thiếu các dữ liệu cần thiết, có thể làm tăng các thủ tục kiểm toán cơ bản cần thực hiện dẫn đến chi phí cuộc kiểm toán tăng lên.

Nếu thủ tục phân tích đợc thực hiện đầy đủ sẽ mang lại hiệu quả rất lớn. KTV không nên dừng lại ở phân tích xu hớng mà phân tích thêm cả tỷ lệ lơng trên các chỉ tiêu so sánh nh: chi phí lơng/doanh thu, chi phí lơng/giá thành sản phẩm, chi phí lơng bộ phận bán hàng và quản lý/tổng doanh thu… Các chỉ tiêu này có mối quan hệ mật thiết với nhau nên biến động bất thờng của các chỉ tiêu này phản ánh những thay đổi cần kiểm tra.

Vì vậy, bên cạnh so sánh chi phí lơng của từng tháng và của năm này với năm trớc (nếu có), KTV nên thực hiện phân tích thêm tỷ suất và phân tích các khoản liên quan trong chu trình, đồng thời liên hệ với mặt bằng chung của các

công ty khác. Các thủ tục phân tích liên quan đến chu trình tiền lơng – nhân viên đề xuất là:

So sánh chi phí lơng, tiền lơng bình quân giữa các tháng trong năm và năm nay – năm trớc.

So sánh tỷ lệ chi phí lơng/doanh thu hoặc giá thành sản phẩm giữa các kỳ kế toán.

So sánh tỷ lệ chi phí nhân công trực tiếp/tổng giá thành sản phẩm. So sánh chi phí tiền lơng bộ phận bán hàng và quản lý/tổng doanh thu. So sánh số d các khoản trích theo lơng trên các tài khoản 3382, 3383, 3384. So sánh tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân/tổng tiền lơng giữa các kỳ kế toán. So sánh, phân tích định mức lao động, định mức lơng với mặt bằng chung các công ty khác.

Tuy nhiên, thủ tục so sánh với mặt bằng chung các công ty khác đòi hỏi kinh nghiệm của KTV hoặc có các thông tin về các công ty khác cùng lĩnh vực. Do thời gian kiểm toán hạn hẹp nên thủ tục này khó có điều kiện thực hiện. Để thực hiện đợc thủ tục này, ACPA nên chuyên môn hoá hơn nữa trong công việc. ACPA nên thơng xuyên thu thập thêm thông tin về các số liệu liên quan đến ngành, lĩnh vực hoạt động của khách hàng cho KTV khi cần thiết, không những phục vụ nhu cầu kiểm toán chu trình tiền lơng – nhân viên mà còn các phục vụ chu trình khác. Điều này sẽ làm giảm sức ép công việc với KTV, đảm bảo chất l- ợng thông tin thu thập do có sự chuyên môn hoá trong công việc, có sự nghiên cứu và tìm tòi kỹ càng của bộ phận thu thập thông tin.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán chu trình tiền lương-nhân viên trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán và Tư vấn ACPA thực hiện (Trang 98 - 100)