Đặc điểm quy trình kiểm toán của Công ty ACPA

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán chu trình tiền lương-nhân viên trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán và Tư vấn ACPA thực hiện (Trang 38 - 42)

đánh giá Rủi ro kiểm soát Tìm hiểu quy trình hoạt

động kinh doanh Xác định Rủi ro Kiểm toán Kiểm soát Rủi ro Kiểm toán

Sơ đồ Mô hì nh 2. 2.2 1 : Qquy trình kiểm toán chung của ACPA

Quy trình kiểm toán mà Công ty ACPA đang áp dụng là "Kiểm toán dựa

trên rủi ro " (Risk based-audit), gồm có 4 bớc:

Tìm hiểu quy trình hoạt động kinh doanh.

Giai đoạn này bao gồm việc xem xét về chiến lợc kinh doanh, tình hình hoạt động kinh doanh, hệ thống và quy trình thông tin kinh doanh của KH để nhận định, tìm hiểu và xác định các rủi ro kinh doanh chủ yếu tác động đến cuộc kiểm toán. Phơng pháp kiểm toán của ACPA bao gồm các công cụ sau:

Phân tích quy trình kinh doanh (Business Analysis Framework).: Công cụ này dùng để hiểu và thực hiện các phân tích về chiến lợc kinh doanh, các mục tiêu kinh doanh, các nhân tố thành công, và các quy trình hoạt động kinh doanh chủ yếu của KH.

Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh (Business Performance Review).:

Công cụ này dùng để phân tích định lợng kết quả hoạt động hiện tại của KH với việc thực hiện Dự toán kinh doanh hàng năm đã đợc Ban Quản lý phê duyệt. So sánh dự toán và xác định các rủi ro tiềm tàng từ các kết quả phát sinh trái với với chiều hớng mong đợi. Công cụ này cũng đợc dùng để phân tích kết quả kinh doanh thực tế giữa năm hiện tại với các năm trớc.

Phân tích quy trình thông tin kinh doanh (Business Information Framework).:

Công cụ này dùng để phân tích có chiều sâu các kênh cung cấp thông tin chính trong KH liên quan đến các quy trình hoạt động kinh doanh chủ yếu từ việc nắm bắt các dữ liệu đầu vào, xử lý dữ liệu, chuyển đổi dữ liệu sang thông tin kế

toán và quản trị, và chuyển đổi sang lập các báo cáo tài chính và báo cáo quản trị.

Sau khi hoàn thành giai đoạn này, KTV xác định các rủi ro (rủi ro kinh doanh, rủi ro thông tin và xử lý thông tin) mà KTV phải đảm bảo chắc chắn rằng các rủi ro này đợc kiểm soát thích hợp để giảm các rủi ro xuống mức chấp nhận đ- ợc.

Đánh giá rủi ro kiểm soát.

Dựa trên hiểu biết ở Giai đoạn 1, KTV sẽ thử nghiệm các thủ tục kiểm soát nội bộ ở những vùng trọng yếu đối với công tác kế toán, lập báo cáo tài chính và báo cáo quản trị của KH. Mục tiêu của công việc này là xác định liệu các thủ tục kiểm soát của KH để ngăn cản các rủi ro sai sót trọng yếu hoạt động có hiệu quả hay không. KTV sẽ thử nghiệm các thủ tục kiểm soát bằng cách xem xét và đánh giá:

Cơ cấu tổ chức.

Bộ phận quản lý của KH: Pphù hợp với cơ sở pháp lý của công ty KH; đảm bảo quản lý hoạt động kinh doanh KH có kỷ luật và hiệu quả; thiết lập thủ tục kiểm soát bảo vệ tài sản; thiết lập các thủ tục ngăn chặn và phát hiện các hành vi sai sót hoặc gian lận; cho phép việc lập và duy trì hệ thống sổ sách và chứng từ kế toán phù hợp.

Lập kế hoạch: Llập và theo dõi việc thực hiện các kế hoạch công việc hàng năm và các dự toán kinh doanh.

Hệ thống kế toán theo dõi các nghiệp vụ phát sinh của KH: Ssự tồn tại của hệ thống kế toán riêng biệt hoặc hệ thống phân tích phù hợp trong công ty KH cho phép nắm bắt đợc tình hình tài chính của KH; các nguyên tắc kiểm tra và phê duyệt các nghiệp vụ phát sinh; chu trình xử lý kế toán gồm việc sử dụng hệ thống máy tính xử lý dữ liệu và hệ thống sổ sách kế toán/chứng từ đi kèm.

Chức năng giám sát: sSự tồn tại của các quy định, các hớng dẫn và thủ tục bằng văn bản, sự phê duyệt và uỷ quyền về ký duyệt và quyền hạn.

Sự phù hợp của các điều khoản hợp đồng của Công ty với các thông lệ áp dụng, các quy định pháp luật và luật thuế hiện hành.

Xác định rủi ro kiểm toán.

Giai đoạn này sẽ xử lý tất cả các rủi ro còn lại đã đợc xác định ở Giai đoạn 1 - “Tìm hiểu Quy trình Hoạt động kinh doanh của Công ty” mà cha đ- ợc làm giảm thiểu bởi hệ thống kiểm soát nội bộ và các thử nghiệm thực hiện ở Giai đoạn 2. Giai đoạn này cũng tập trung vào các thủ tục kiểm toán cụ thể và cả các thủ tục do KH yêu cầu thêm bao gồm:

Kiểm tra các sổ kế toán trên cơ sở chọn mẫu. Kiểm tra các chứng từ gốc trên cơ sở chọn mẫu. Đối chiếu các tài khoản ngân hàng.

Kiểm tra tính hợp lý của tài khoản phải thu và phải trả bằng thủ tục gửi th xác nhận tới các khách hàng và nhà cung cấp đợc chọn và kiểm tra chứng từ gốc trên cơ sở chọn mẫu.

Kiểm kê các tài sản quan trọng (tiền mặt tại quỹ, hàng tồn kho, máy móc thiết bị, phơng tiện vận tải, và các tài sản quan trọng khác).

So sánh dự toán với thực tế và điều tra các sai số lớn/xu hớng biến động ngoài dự kiến.

Thu thập các th giải trình để chứng minh cho các bằng chứng bằng miệng liên quan đến kiểm toán.

Kiểm soát rủi ro kiểm toán.

Giai đoạn này thờng đợc thực hiện với các tài khoản trọng yếu nhng có mức rủi ro thấp. Ngoài ra, thủ tục kiểm toán bổ trợ còn đợc thực hiện để đáp ứng các yêu cầu chuyên môn và các quy định trong quá trình lập báo cáo kiểm toán, gồm các công việc:

Đánh giá khả năng hoạt động liên tục của khách hàng (going concern). Gửi th xác nhận đối với các nghiệp vụ liên quan đến bên thứ ba.

Xác định khả năng xảy ra tranh chấp trong tơng lai. Đánh giá rủi ro gian lận (fraud risk).

Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày lập báo cáo (subsequent events).

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán chu trình tiền lương-nhân viên trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán và Tư vấn ACPA thực hiện (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w