3.1 Những điểm mạnh trong hoạt động nhập khẩu

Một phần của tài liệu Hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị hàng không tại công ty Cổ phần xuất nhập khẩu hàng không: Thực trạng và giải pháp (Trang 77 - 81)

D. Lợi nhuận trước thuế 1.873.310 3.596.166 8.975

2. 3.1 Những điểm mạnh trong hoạt động nhập khẩu

Kể từ khi thành lập đến nay, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là phải đối mặt với cơ chế thị trường và sự canh tranh quyết liệt nhưng công ty CP Xuất nhập khẩu Hàng không không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ mà còn mở rộng phạm vi hoạt động, mở rộng thị trường, nâng cao uy tín và cải thiện đời sống cán bộ nhân viên.

a) Đội ngũ nhân viên có năng lực và tâm huyết

Trong hoạt động nhập khẩu thiết bị nói riêng, công ty có những thế mạnh mà doanh nghiệp nào cũng mong muốn. Đầu tiên phải kể đến là yếu tố con người của công ty. Trong tất cả các nguồn lực cần thiết cho sự phát triển của một doanh nghiệp, nguồn lực con người có vai trò quyết định.

Đối với công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng không, đội ngũ cán bộ công nhân viên chính là một trong những yếu tố dẫn đến thành công trong kinh doanh với những lãnh đạo dám nghĩ dám làm, quyết đoán, sáng suốt, những quyết định luôn được đưa ra kịp thời và tạo điều kiện cho các bộ phận khác hoàn thành nhiệm vụ. Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên tâm huyết có năng lực là chìa khoá để thu về những thành công trong các thương vụ. Với bộ máy thông nhất từ trên xuống đồng lòng phát triển hoạt động kinh doanh, công ty đã thu được những thành tựu to lớn.

b) Có kinh nghiệm trong hoạt động nhập khẩu

Điểm mạnh thứ 2 là khoảng thời gian và kinh nghiệm mà công ty đã có trong thời gian đã qua trong hoạt động nhập khẩu. Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, công ty đã tham gia về phục vụ kinh doanh. Nhờ những kinh

nghiệm quý báu mà trong hoạt động nhập khẩu, công ty tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí. Từ đó nâng cao hiệu quả của quá trình kinh doanh.

c) Có uy tín cao với bạn hàng trong nước và quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh thiết bị, phụ tùng hàng không

Nhờ thời gian hoạt động lâu năm mà công ty có những mối quan hệ khá tốt với những bạn hàng cả trong và ngoài nước. Uy tín của công ty trên thị trường ngày càng được khẳng định. Chính yếu tố này đã giúp công ty có những mối hàng quen thuộc, có tính ổn định cao, duy trì hoạt động kinh doanh một cách lâu dài.

d) Chuyên môn hoá trong hoạt động nhập khẩu thiết bị

Trong hoạt động nhập khẩu thiết bị, công ty đã phân công nhiệm vụ trong từng phòng kinh doanh, do đó không có sự đan xen giữa các phòng với nhau. Các phòng thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình, hoạt động nhập khẩu thiết bị do phòng xuất nhập khẩu I và II đảm nhiệm. Do đó, hiệu quả trong hoạt động nhập khẩu thiết bị của công ty là khá cao.

Tuy nhiên, trong hoạt động nhập khẩu thiết bị của công ty vẫn có những hạn chế còn tồn tại.

e) Kim ngạch nhập khẩu thiết bị và kết quả kinh doanh đều ở mức cao và tăng đều qua các năm

Điểm mạnh thứ tư của công ty đó chính là kết quả hoạt động kinh doanh trong thời gian vừa qua. Những con số doanh thu, hiệu quả ngày càng tăng nhanh. Điều này chứng tỏ sự ổn định đi lên trong kinh doanh của công ty. Đóng góp trong kết quả kinh doanh là kim ngạch nhập khẩu tăng cao, thị trường và mặt hàng nhập khẩu ngày một mở rộng. Đây là tiền đề cho việc mở rộng quy mô của công ty trong thời gian tới, là thế mạnh mà công ty cần tận dụng để phát triển hơn nữa.

2.3.2. Điểm tồn tại trong hoạt động nhập khẩu thiết bị

Điểm yếu đầu tiên cần nói tới đó chính là nguồn vốn tự có của doanh nghiệp còn khá nhỏ, do đó trong hoạt động nhập khẩu thiết bị công ty thường xuyên phải đi vay từ các ngân hàng hay từ Tổng Công ty. Điều này dẫn đến chỉ những hợp đồng nhỏ công ty mới có khả năng ký kết , khai thác và thực hiện. Còn những hợp đồng lớn thì phải bỏ qua nếu không vay được vốn.

Cũng do việc đi vay ngân hàng hay tổng công ty nên phát sinh chi phí trả vốn vay cho ngân hàng. Dẫn đến lợi nhuận trong kinh doanh bị giảm sút. Vì vậy công ty cần chú trọng đến việc tăng lượng vốn kinh doanh để đảm bảo hoạt động kinh doanh trong công ty diễn ra ổn định.

b) Một số nhân viên chưa đáp ứng được yêu cầu mở rộng kinh doanh của công ty

Một trong những điểm tồn tại trong hoạt động nhập khẩu đó là còn một số nhân viên có trình độ chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của công ty, điều này khiến cho quy trình đôi lúc bị gián đoạn, thiếu hiệu quả. Đề khắc phục điều này, công ty cần chú trọng bồi dưỡng và đào tạo lại cán bộ nhân viên cho phù hợp với yêu cầu trong giai đoạn phát triển của công ty.

c) Thiếu hệ thống Marketing

Công ty chưa có hệ thống riêng biệt cho hoạt động marketing, các hoạt động marketing của công ty trong thời điểm này còn nhỏ lẻ và manh mún nhất thời. Công ty chưa xây dựng chiến lược marketing cụ thể và lập một kế hoạch lâu dài cho việc nâng cao uy tín và xây dựng thương hiệu. Điều này làm cho hoạt động của Airimex chưa được khuếch trương rộng rãi, khách hàng chưa biết nhiều về công ty ngoại trừ các bạn hàng trong ngành. Với chiến lược phát triển công ty thành công ty đa ngành, xây dựng hệ thống marketing là việc làm hết sức cần thiết.

d) Công tác nghiên cứu thị trường chưa được chú trọng

Công ty luôn bị động trong việc tìm kiếm bạn hàng. Đa số các hợp đồng nhập khẩu của công ty là nhập khẩu uỷ thác nên phụ thuộc khá nhiều vào nhu cầu của thị trường trong nước. Tuy nhiên, công ty vẫn chưa có qui

trình nghiên cứu thị trường cụ thể để mở rộng lĩnh vực kinh doanh và tận dụng những cơ hội trên thị trường. Đây là một trong những hạn chế khiến công ty chưa thể phát triển như mong muốn.

Trên thị trường cũng đã xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh như: Petechim, Machino, Tecnoimort,… và thực tế công ty đã mất đi một phần thị trường bởi các đối thủ trên. Đây là vấn đề công ty cần giải quyết nếu muốn phát triển công ty thành công ty hàng đầu trong hoạt động cung cấp thiết bị phụ tùng máy móc cho VietNamAirlines và các đơn vị kinh doanh.

2.3.3. Nguyên nhân của tồn tại

a) Nguyên nhân chủ quan

Những điểm tồn tại trong hoạt động nhập khẩu của công ty do những nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan. Nguyên nhân chủ quan là do một số nhân viên còn chưa ý thức được tầm quan trọng và trách nhiệm của mình trong việc hoàn thành nhiệm vụ của công ty giao cho. Trong công việc còn chưa chủ động và sáng tạo.

Nguyên nhân thứ hai là do ở một số bộ phận còn mang tâm lý hành chính sự nghiệp của kinh doanh nhà nước. Tâm lý này tạo sức ì trong công việc, không dám chịu trách nhiệm đối với việc làm của mình. Đây là điều rất nguy hiểm đối với công ty. Do đó công ty cần phải khắc phục tình trạng này để có hiệu quả trong kinh doanh.

Nguyên nhân thứ ba là khả năng huy động vốn của công ty chưa cao. Nguồn vốn của công ty trước khi cổ phần hoá thường là vốn vay, vì vậy công ty chuyển hình thức kinh doanh sang cổ phần hoá là xu hướng của thị trường và là cách tốt nhất để công ty có thể huy động vốn từ bên ngoài thông qua bán cổ phiếu.

Nguyên nhân khách quan là do hoạt động nhập khẩu là một trong những hoạt động có nghiệp vụ phức tạp. Để nắm bắt và thực hiện đúng cần phải mnất rất nhiều thời gian và công sức. Những kiến thức này không phải lúc nào cũng có thể học hỏi và tích luỹ được vì hiện nay những lớp học bồi dưỡng kiến thức còn chưa được mở rộng rãi ở công ty.

Một điều nữa cũng tác động tiêu cực đó là sự thay đổi của môi trường kinh doanh, của pháp luật và sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ làm cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, thiết bị hàng không là hàng hoá mà Việt Nam chưa sản xuất được nên công ty cần chú trọng đến những thông tin về mặt hàng này trên thị trường thế giới.

Một phần của tài liệu Hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị hàng không tại công ty Cổ phần xuất nhập khẩu hàng không: Thực trạng và giải pháp (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w