Cơ cấu hàng nhập khẩu trong ngành hàng không

Một phần của tài liệu Hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị hàng không tại công ty Cổ phần xuất nhập khẩu hàng không: Thực trạng và giải pháp (Trang 65 - 66)

Bảng 6 KIM NGẠCH XUẤT NHẬP KHẨU NĂM 2003

2.2.2. Cơ cấu hàng nhập khẩu trong ngành hàng không

Hoạt động nhập khẩu thiết bị của công ty bao gồm nhập khẩu phụ tùng cho các loại máy bay BOEING, AIRBUS, ATR72, Foker và thiết bị mặt đất, thiết bị nhà xưởng. Cơ cấu nhập khẩu thiết bị được cụ thể hoá qua bảng cơ cấu hàng nhập khẩu qua các năm dưới đây.

Bảng 7 - CƠ CẤU HÀNG NHẬP KHẨU TRONG NGÀNH HÀNG KHÔNG

(Đơn vị: 1000 USD)

TT Nội dung chỉ tiêu Doanh thu

2003 2004 2005 2006 11tháng/2007

Nhập khẩu trong ngành HK 32.984 33.995 34.141 41.560 44.377 1 Phụ tùng máy bay Airbus 11.450 9.350 19.600 15.360 17.475 2 Phụ tùng máy bay Boeing 13.635 16.530 6.300 16.860 18.568 3 Phụ tùng máy bay ATR72 1.814 1.783 1.676 1.880 2.013 4 Phụ tùng máy bay Foker 835 842 845 1.020 1.132 5 Dụng cụ phục vụ hành khách 1.100 1.200 1.180 1.360 1.582 6 Thiết bị trạm xưởng 1.050 1.090 1.140 1.440 1.602 7 Thiết bị sân bay 3.100 3.200 3.400 3.640 3.607

Nguồn: Phòng XNK III

Qua bảng cơ cấu hàng nhập khẩu ta có thể thấy tỉ trọng của từng mặt hàng trong kim ngạch nhập khẩu thiết bị. Thiết bị phụ tùng nhập khẩu dùng cho máy bay Airbus và Boeing thường chiếm tỉ trọng lớn. Có được điều này bởi vì đối tác lớn nhất của công ty là Hãng Hàng không Việt Nam – VietNam

Airlines thường xuyên sử dụng máy bay của hãng Airbus và Boeing trong khi sử dụng những máy bay của hàng khác không nhiều. Năm 2003, kim ngạch nhập khẩu thiết bị phụ tùng cho máy bay Airbus đạt 11,45 triệu USD chiếm 34,88%; kim ngạch nhập khẩu phụ tùng thiết bị cho máy bay Boeing đạt 13,635 triệu USD chiếm 41,45% ; trong khi các trang thiết bị phụ tùng nhập khẩu khác chiếm tỉ trọng rất ít như thiết bị trạm xưởng chiếm 3,19%; thiết bị sân bay chiếm 9,42%; còn các trang thiết bị phụ tùng khác chiếm 8%. Dụng cụ phục vụ hành khách không được tính vào hoạt động nhập khẩu thiết bị.

Trong các năm tiếp theo, hoạt động nhập khẩu thiết bị vẫn chủ yếu tập trung vào các thiết bị, phụ tùng cho máy bay Airbus và Boeing. Các thiết bị khác có tăng nhưng không lớn. Trong năm 2004, kim ngạch nhập khẩu thiết bị cho máy bay Airbus đạt 9,35 triệu USD và kim ngạch nhập khẩu thiết bị cho máy bay Boeing đạt 16,53 triệu USD; nhưng sang năm 2005, kim ngạch nhập khẩu thiết bị , phụ tùng cho Airbus lại tăng rõ rệt đạt 19,6 triệu USD trong khi kim ngạch nhập khẩu phụ tùng cho Boeing lại giảm đáng kế chỉ còn 6,3 triệu USD. Điều này xảy ra do hoạt động nhập khẩu các thiết bị, phụ tùng này của công ty phụ thuộc quá nhiều vào nhu cầu của Hãng Hàng không Việt Nam và các hãng Hàng không khác như Pacific Airlines.

Tuy nhiên trong năm 2006 và một năm sau khi tiến hàng cổ phần hoá, tỉ trọng của hoạt động nhập khẩu thiết bị phụ tùng cho hai máy bay Airbus và Boeing đã cân bằng trở lại. Điều này chứng tỏ nhu cầu về thiết bị cho hai loại máy bay trên ngày càng tăng do sự phát triển của nền kinh tế và hoạt động giao thương quốc tế. Kim ngạch nhập khẩu các trang thiết bị khác cũng vì thế mà tăng theo, đặc biệt là thiết bị phục vụ tại sân bay.

Một phần của tài liệu Hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị hàng không tại công ty Cổ phần xuất nhập khẩu hàng không: Thực trạng và giải pháp (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w