2. Các hoạt động chăm sóc người có công ở tỉnh HàTây và các kết quả đạt được.
2.3 Công tác triển khai thực hiện phong trào thi đua “xây dựng xã, phường giỏi về chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công”.
về chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công”.
Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tây đã tham mưu với UBND tỉnh xây dựng tiêu chuẩn xã, phường làm tốt công tác thương binh- liệt sỹ và người có công (thực hiện theo công văn số 525/TBLS-NCC ngày 25/2/1998 của Cục chính sách
thương binh-liệt sỹ và người có công về việc công nhận xã, phường làm tốt công tác thương binh- liệt sỹ và người có công).
Hiện nay, toàn tỉnh Hà Tây đã có 256/260 xã, phường làm tốt công tác thương binh, liệt sỹ và người có công (chiếm 98,46% tổng số xã, phường trong toàn tỉnh). Tiêu biểu là huyện ứng Hoà, Mỹ Đức là có 100% xã, thị trấn được UBND tỉnh công nhận là đơn vị làm tốt công tác thương binh, liệt sỹ và người có công.
Phong trào thi đau xây dựng xã, phường giỏi về chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công đã đạt được nhiều kết quả to lớn: Về cơ bản các xã, phường làm tốt công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công không còn hộ chính sách đói , tỷ lệ hộ giàu có thu nhập bình quân đầu người từ 400.000đ trở lên đạt 9,8%, số hộ trung bình khá có thu nhập bình quân 200.000- 300.000đ/ tháng chiếm 4,1%. Những xã, phường được UBND tỉnh công nhận làm tốt công tác thương binh, liệt sỹ và người có công là những đơn vị và gia đình chính sách có mức sống cao hơn mức sống trung bình của người dân địa phương.
Trong những năm qua, toàn tỉnh đã phát động nhiều phong trào trong nhân dân như phong trào xây dựng quỹ “ Đền ơn đáp nghĩa”, phong trào phụng dưỡng bà mẹ Việt nam anh hùng, tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa… Đây chính là cơ sở vững chắc để nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho các đối tượng chính sách. Như vậy, phong trào xây dựng xã, phường làm tôt về công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công đã đạt được nhiều hiệu quả. Nó làm tăng khối đại đoàn kết dân tộc và làm giảm bớt nỗi đau của gia đình có người hy sinh và bản thân người có công có nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
* Một số kết quả đạt được từ phong trào thi đua xây dựng xã, phường làm tốt công tác thương binh, liệt sỹ và người có công.
Phong trào xây dựng nhà tình nghĩa, xây dựng quỹ “ Đền ơn đáp nghĩa”, phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng đã trở thành phong trào rộng lớn. Cho đến nay thì 142/142 mẹ đều có nhà ở khang trang, sạch đẹp.
Phong trào đón thương binh, bệnh binh nặng về gia đình chăm sóc và nuôi dưỡng ngày càng được thực hiện tốt hơn. Hầu hết các thương bệnh binh nặng đều được bố trí làm việc phù hợp và đã nâng cao được đời sống. Được sự giúp đỡ của Nhà nước và nhân dân các đồng chí thương bệnh binh, thân nhân liệt sỹ đã tự lực, tự cường khẳng định mình trong cuộc sống, luôn giữ vững tinh thần cách mạng, gương mẫu trong sinh
hoạt cũng như trong sản xuất. Có nhiều tấm gương điển hình về thương bệnh binh làm kinh tế giỏi đã được tuyên dương như:
Bác Đỗ Xuân Ưng ở xã Lại Yên- Hoài Đức, là thương binh hạng 2/3 với tỷ lệ mất sức lao động 75%, kinh tế gia đình rất nghèo nàn, nhưng bác dã mạnh dạn vay vốn và nuôi ong quy mô lớn lấy mật cho thu nhập rất cao. Vì vậy kinh tế gia đình bác đã được nâng cao và trở thành hộ gia đình giàu có trong xã.
Bác Nguyễn Đình Thư ở xã Yên Sở- Hoài Đức, là thương binh hạng1/4 kinh tế gia đình nghèo, bác dã vay vốn và học hỏi hinh nghiệm sản xuất mạnh dạn thực hiện phát triển kinh tế theo quy mô VAC. Bác đã tạo được công ăn việc làm cho nhiều lao động và đã trở thành hộ giàu có trong xã.
Phonh trào các cháu thiếu niên, nhi đồng thường xuyên thăm hỏi, chăm sóc giúp đỡ bà mẹ Việt Nam anh hùng, các thương bệnh binh nặng, động viên, giúp đỡ con thương binh, bệnh binh vươn lên vượt khó trong học tập. Năm 2003-2004, không có trường hợp nào bỏ học là con thương binh, bệnh binh, con liệt sỹ; 100% con thưong bệnh binh đều được lên lớp và tốt nghiệp. Đây chính là động lực phấn đấu của các gia đình thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ.