Thực trạng đời sống tinh thần.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tình hình thực hiện các chính sách xã hội, chế độ về lĩnh vực Công tác Xã hội ở Hà Tây pot (Trang 56 - 58)

2. Cơ sở thực tiễn.

1.3Thực trạng đời sống tinh thần.

Vấn đề bảo đảm đời sống vật chất, chăm sóc sức khỏe được coi trọng thì vấn đề nâng cao đời sống tinh thần cho các đối tượng ưu đãi cũng cần được lưu tâm. Trong đời sống con người nhu cầu vật chất là vô cùng cần thiết, nhưng nhu cầu tinh thần cũng rất quan trọng. Đối với người có công cũng vậy, họ cần phải được đảm bảo về đời sống tinh thần, đặc biệt là những người đã bị thương tổn về mặt thể chất như thương bệnh binh, người nhiễm chất độc màu da cam… Họ rất cần được quan tâm, chăm sóc về mặt tinh thần, giúp họ có nghị lực vươn lên trong cuộc sống.

Người có công là những người đã hy sinh xương máu, hy sinh một phần thân thể, hoặc cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp vẻ vang của dân tộc, của Tổ quốc. Công lao của họ hết sức to lớn, sự hy sinh của họ là vô giá không gì có thể bù đắp được. Sau chiến tranh, họ trở về với cuộc sống đời thường, mặc dù cuộc sống rất khó khăn, song họ luôn nhớ về quá khứ lịch sử hào hùng của dân tộc, họ luôn tự hào về những cống hiến của bản thân, có ý thức gìn giữ phẩm chất truyền thống cách mạng của quân đội.

Người có công có tâm lý là họ thích được quan tâm chăm sóc hơn so với bình thường, họ muốn được mọi người biết đến và tôn trọng công lao của mình. Nếu được đánh giá, đãi ngộ đúng mức, họ sẽ là người gương mẫu trong cuộc sống và trong công tác, thể hiện thái độ trung thành đối với chế độ mà mình đã đem xương máu, sức lực ra bảo vê. Nhưng họ cũng rất bất bình mỗi khi bị xúc phạm đến quá khứ. Họ cũng dễ bị mất lòng tin với Đảng, Nhà nước mà họ đã ra sức bảo vệ, nếu như việc thực hiện chế độ chính sách ưu đãi đối với họ là không thoả đáng.

1.3.2. Đặc điểm tâm lý của từng đối tượng người có công

Ngoài những đặc điểm tâm lý chung thì mỗi đối tượng còn mang những đặc điểm tâm lý riêng:

- Đối với thương bệnh binh:

Đặc điểm tâm lý của thương bệnh binh còn tuỳ thuộc vào tỷ lệ thương tật, bệnh tật khác nhau. Đặc biệt là đối tương thương bệnh binh nặng họ thường mặc cảm, tự ti mình là gánh nặng của gia đình, là người thừa của xã hội, dẫn đến cách nhìn phiến diện, sinh hoài nghi, thiếu tin tưởng. Song đại đa số thương bệnh binh đều tự hào về những gì mà mình đã làm cống hiến cho Tổ quốc, giáo dục truyền thống anh hùng cách mạng cho thế hệ trẻ.

- Đặc điểm tâm lý của thân nhân liệt sỹ:

Nỗi đau mất chồng, mất con là nỗi đau không gì có thể bù lấp được của những người làm cha mẹ, những người vợ, người thân trong gia đình. Họ rất tôn trọng, giữ gìn những kỷ vật về người thân và có nguyện vọng được đưa hài cốt của con em mình về quê hương để chăm lo hương khói.

Với những bà mẹ Việt Nam anh hùng, đời sống vật chất của các bà mẹ ở Hà Tây tuy đầy đủ song nỗi nhớ chồng, chờ con mình trở về mặc dù vẫn biết rằng điều đó là không thể. Chính vì họ đã phải chịu đựng đau khổ về mặt tinh thần nên họ muốn được mọi người quan tâm, chia sẻ với những mất mát đau thương của họ.

- Đối với người có công với cách mạng:

Họ cảm thấy rất tự hào về những gì mình đã cống hiến cho Tổ quốc. Họ cũng có tâm lý muốn được mọi người biết đến và tôn trọng công lao của mình. Họ rất bất bình mỗi khi bị xúc phạm đến quá khứ và muốn được đối xử xứng đáng với công lao cống hiến của họ.

- Đối với người bị nhiễm chất độc màu da cam:

Tâm lý của những người bị nhiễm chất độc màu da cam là họ cảm thấy rất căng thẳng và nặng nề bởi hậu quả nặng nề của chiến tranh gây ra đã cướp mất quyền làm cha, làm mẹ của họ. Một số khác có may mắn được làm cha, làm mẹ thì phải sống trong đau đớn nhìn những đứa con tật nguyền. Chính những mất mát quá đau thương ấy,người bị nhiễm chất độc màu da cam cần được sự quan tâm chăm sóc cả về đời sống vật chất lẫn đời sống tinh thần.

Đảng và Nhà nước cần có những chính sách sao cho phù hợp với những mất mát đau thương to lớn vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.

Trong những năm qua, nhờ nắm chắc được đặc điểm tâm lý của đối tượng là người có công mà ngành Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tây đã không ngừng mở rộng các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, phong trào “Uống nước nhớ nguồn”, “ Ăn quả nhớ người trồng cây”… Những việc làm này đã thể hiện lòng kính trọng và biết ơn đối với các gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng đã góp phần làm giảm bớt những nỗi đau về thể xác và tinh thần cho họ, tạo điều kiện cho họ có khả năng hoà nhập vào cuộc sống cộng đồng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tình hình thực hiện các chính sách xã hội, chế độ về lĩnh vực Công tác Xã hội ở Hà Tây pot (Trang 56 - 58)