Qúa trình chăm sóc người có công ở tỉnh Hà Tây.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tình hình thực hiện các chính sách xã hội, chế độ về lĩnh vực Công tác Xã hội ở Hà Tây pot (Trang 51 - 56)

2. Cơ sở thực tiễn.

2.3Qúa trình chăm sóc người có công ở tỉnh Hà Tây.

* Trước khi pháp lệnh ưu đãi người có công được ban hành, công tác chăm sóc người

có công ở tỉnh Hà Tây được toàn đảng, toàn dân quan tâm. Nhưng việc thực hiện các chính sách ưu đãi người có công vẫn gặp nhiều khó khăn vì đất nước mới bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước chưa có một chính sách hoàn chỉnh quy định chế độ, chính sách ưu đãi đối với người có công. Vì vậy công tác chăm sóc người có công chưa đạt hiệu quả.

* Sau khi pháp lệnh người có công ra đời.

Khi pháp lệnh người có công ra đời, công tác chăm sóc người có công đã được thực hiện một cách cụ thể hơn, với những quy định cụ thể của Nhà nước như Nghị định 28/ CP , Thông tư 2076/TT-CP…Nhân dân Hà Tây đã thực hiện việc chăm sóc người có công bằng những hoạt động cụ thể như phong trào “ Đền ơn đáp nghĩa”, xã phường làm tốt công tác thương binh liệt sĩ và người có công, chăm sóc nôi dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng, chương trình hỗ trợ nhà ở …Chính vì vây, trong những năm qua kể từ khi pháp lệnh ưu đãi người có công ra đời cho đến nay, công tác chăm sóc người có công ở tỉnh Hà Tây đã đạt được hiệu quả: Thực hiện tốt việc chi trả trợ cấp ưu đãi cho các đối

tượng chính sách, phát động sâu rộng các phong trào người có công, trong đời sống nhân dân, coi việc chăm sóc người có công là hoạt động thường xuyên không những là trách nhiệm của Đảng và Nhà nước mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội.

II.Thực trạng đời sống người có công trên địa bàn Hà Tây. 1.Thực trạng đời sống người có công hiện nay.

Sinh thời, Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã rất quan tâm đến công tác thương binh liệt sĩ và người có công. Người nói : “ Thương binh, liệt sĩ,người có công với tổ quốc và nhân dân, cho nên bổn phận của chúng ta là phải biết ơn, phải thương yêu giúp đỡ họ, phải tỏ lòng hiếu nghĩa bác ái, làm cho thương binh, gia đình liệt sỹ được yên ổn về vật chất, vui vẻ về tinh thần và có dịp tham gia những hoạt động có ích cho xã hội”. Thấm nhuần lời dạy của Người, Đảng và Nhà nước ta ban hành loại văn bản, quy định và từng bước nâng mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi xã hội đối với những người đã có nhiều cống hiến cho nền độc lập tự do của Tổ quốc là Nghị định 28/CP ban hành ngày 29/4/1995 của Chính phủ, Thông tư 31/TT- BLĐTBXH của Bộ Lao động–Thương binh và Xã hội ban hành 31/12/2000, Thông tư 05/TT –BLĐTBXHB của Bộ Lao Động –Thương Binh Và Xã Hội ban hành ngày 18/02/2003, Nghị định 210 /NĐ-CP ngày 20/12/2004.

Tuy được sự quan tâm chăm sóc của của Nhà nước về mặt vật chất cũng như tinh thần. Song thời đời sống của người có công vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn nhất là trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Vì vậy, để nâng cao đời sống cho người có công thì đòi hỏi sự quan tâm hơn nữa của Đảng, Nhà nước, và của toàn xã hội.

1.1. Thực trạng đời sống vật chất .

Hiện nay, ngành Lao Động –Thương Binh Và Xã Hội tỉnh Hà Tây đang quản lý hơn 100.000 hồ sơ đối tượng là thương bệnh binh , liệt sỹ và người có công, thực hiện chi trả hàng tháng cho hơn 30.000 đối tượng chính sách theo NĐ 210-CP. Đa số người có công nay tuổi đã cao, sức yếu và bị thương tật, bệnh tật nên đời sống hang ngày của họ gặp rất nhiều khó khăn. Phần đông người có công lại rơi vào hoàn cảnh nghèo, thiếu thốn về vật chất, nên việc nâng cao đời sống vật chất cho người có công là rất cần thiết và có ý nghĩa to lớn.

Gia đình người có công hoặc mất đi người lao động chủ chốt hoặc do thương tật, bệnh tật, do thiếu những hiểu biết cần thiết để làm ăn trong cơ chế mới, nên phần lớn lâm vào hoàn cảnh khó khăn thậm chí rất khó khăn.

Họ nghèo vì cuộc đời gắn bó với công cuộc giải dân tộc và bảo vệ tổ quốc. Khi trở về đời thường họ thiếu kinh nghiệm sản xuất, lại thiếu vốn, thiếu sức khoẻ …Vì vậy, việc làm đang trở thành nhu cầu cấp thiết và là vấn đề bức xúc trong đời sống người có công ở Việt Nam nói chung và tỉnh Hà Tây nói riêng. Có việc làm phù hợp mới tăng thu nhập cho bản thân và gia đình người có công. Vấn đề này được đặt ra với tầm quan trọng đặc biệt, không chỉ mang ý nghĩa kinh tế thuần tuý mà còn có ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc.

Do hoàn cảnh khó khăn, sức khoẻ yếu nên họ rất ít có cơ hội tìm được những việc làm cho thu nhập cao. Vì vậy, cần hỗ trợ việc làm cho người có công nhằm quản lý việc làm cho người có công góp phần giảm bớt những khó khăn trong cuộc sống của họ.

Cơ cấu người có công tỉnh Hà Tây làm việc chia theo lĩnh vực:

_ Hành chính sự nghiệp : 4,5% _ Tiểu thủ công nghiệp : 35,2% _ Làm thuê, nông nghiệp : 21,7% _ Buôn bán dịch vụ : 13,8% _Các nghề khác : 24,8%

Như vậy, ta thấy người có công trên địa bản tỉnh Hà Tây làm việc trong lĩnh vực hành chính sự nghiệp chiếm tỷ lệ rất ít (4,5%) mà chủ yếu làm việc trong các lĩnh vực : Tiểu thủ công nghiệp (3,52%);Làm thuê, nông nghiệp (21,7%); Các nghề khác (24,8% );…Điều đó là một thiệt thòi đối với người có công cũng là vấn đề cần phải cân nhắc suy nghĩ của các cấp, các ngành làm sao giải quyết tốt vấn đề việc làm, phát huy khả năng và tiềm lực của người có công, tạo điều kiện cho họ khẳng đinh được mình góp phần giảm bớt những khó khăn trong cuộc sống, tự hoà nhập với cộng đồng và trong môi trường làm việc họ vẫn thấy mình vẫn còn đóng góp, vẫn có ý nghĩa với xã hội, tuy “tàn nhưng không phế”, họ sẽ tiếp tục vươn lên khẳng định mình trong xã hội

_ Thu nhập của người có công.

Trong tổng số gần 30.000 thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công thì có tới hơn 70% trong tổng số này có thu nhập chủ yếu từ các khoản trợ cấp, phụ cấp do nguồn ngân sách Trung ương uỷ quyền. Các nguồn thu

nhập khác từ lao động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ là rất hạn chế. Số người tham gia trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các đơn vị hành chính sự nghiệp chiếm tỷ lệ rất ít.( Theo kết quả phân tích mức sống người có công của Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tây năm 2004).

Số đối tưọng có thu nhập chủ yếu từ các khoản trợ cấp là thương bệnh binh nặng, bà mẹ Việt Nam anh hùng, anh hùng lực lượng vũ trang, cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa…Những đối tượng này do thương tật, bệnh tật do tuổi cao nên hầu hết sức lao động đều đã giảm. Vì vậy, chỉ trông chờ vào trợ cấp của Nhà nước và sự giúp đỡ của người thân.

Thu nhập bình quân của những hộ là đối tượng chính sách bình thường là từ 200.00đồng- 250.000đồng/người/tháng, những hộ có mức sống khá hơn thì từ 300.000đồng- 350.000đồng/người/tháng. Đây là con số thấp hơn so với thu nhập của người dân địa phương (3.500.000đồng/người/năm). Chính vì vậy, đòi hỏi ngành Lao động- Thương binh và Xã Hội cũng như toàn tỉnh Hà Tây phải quan tâm hơn nữa đến đời sống của người có công.

- Hoàn cảnh sống của người có công tỉnh Hà Tây:

Hiện nay, gần 70% số hộ chính sách ở Hà Tây có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của người dân địa phương nơi cư trú. Tuy nhiên, số đối tượng chính sách thuộc diện người có công ở tỉnh Hà Tây vẫn rơi vào tình trạng đói nghèo chiếm hơn 20% tổng số hộ nghèo trong toàn tỉnh. Đây là một vấn đề bức xúc cho ngành Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tây.

Thực hiện mục tiêu của Đảng, Nhà nước nhằm phấn đấu thực hiện tốt công tác nâng cao đời sống người có công, không để người có công phải chịu cảnh đói nghèo, để ít nhất đời sống của người có công cũng bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của người dân địa phương nơi cư trú. Trong những năm qua được sự quan tâm của các cấp Uỷ Đảng, chính quyền về việc chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công và thực hiện Nghị định 28/CP của chính phủ, đời sống của đại đa số các gia đình chính sách đã dần đi vào ổn định, đời sống của người có công càng được quan tâm hơn.

Xuất phát từ thực tế trên, đòi hỏi sự quan tâm hơn nữa của Đảng bộ, chính quyền các cấp, các ngành đối với đời sống người có công đặc biệt là những hộ gia đình người có công vẫn nằm trong diện nghèo đói nhằm nâng cao đời sống cho họ.

Phần lớn người có công trên địa bàn tỉnh Hà Tây có đời sống còn rất khó khăn. Vì vậy, phần lớn họ không có điều kiện để xây dựng nhà cửa, họ vẫn phải sống trong những ngôi nhà dột nát, tranh tre, nứa lá. Điều đó được thể hiện qua bảng điều tra:

Loại đối tượng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhà ở mái bằng cao tầng Nhà ở mái bằng một tầng Nhà cấp 4 kiên cố Nhà hư hỏng dột nát Nhàtra nh tre, nứa lá Thương binh, người

hưởng chính sách như thương binh

418 2.408

1.360 1.637 35

Bệnh binh 185 1.820 2.596 981 23

Quân nhân bị tai nạn lao động 17 70 182 48 9 Quân nhân bệnh nghề nghiệp 77 921 810 325 23 Gia đình liệt sỹ 289 2.815 6.781 4.900 160 Anh hùng lực lượng vũ trang 5 21 109 11

Tiền khởi nghĩa 2 17 20 15 8

Người có công giúp đỡ cách mạng

15 13 9 7

Tổng 993 8.087 11.871 7.926 265

Qua bảng điều tra về nhà ở của người có công đã được điều tra cho thấy: Số nhà hư hỏng, dột nát chiếm một số lượng lớn: có 7926 nhà ( chiếm 27,2% tổng số nhà ở được điều tra), số nhà tranh tre, nứa lá vẫn còn nhiều có 265 nhà ( chiếm 0,91% tổng số nhà ở được điều tra)

Như vậy, ta thấy tình hình nhà ở của một bộ phận lớn người có công rất khó khăn Xuất phát từ thực trạng đời sống vật chất của người có công ở tỉnh Hà Tây, ngành Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tây nhận thức được nhiệm vụ của mình là phải không ngừng phấn đấu, thực hiện tốt các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước

để người có công luôn được đền đáp xứng đáng công lao của họ đối với Tổ quốc. Trách nhiệm của cán bộ chính sách phải chuyển trợ cấp cho họ với phương châm “nhanh chóng, tận tay, đúng kỳ, đủ số”. Muốn nâng cao cải thiện đời sống người có công phải duy trì và phát động phong trào toàn dân chăm sóc người có công với cách mạng. Có như vậy mới bảo đảm cho người có công cuộc sống ngày càng ổn định và nâng cao cuộc sống tinh thần, giúp họ cuộc sống thanh thản, thoải mãi .

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tình hình thực hiện các chính sách xã hội, chế độ về lĩnh vực Công tác Xã hội ở Hà Tây pot (Trang 51 - 56)