Thủ tục phân tích với hàng tồn kho:

Một phần của tài liệu v5054 (Trang 28 - 31)

II. Quy trình kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo

2.1.Thủ tục phân tích với hàng tồn kho:

1. Chuẩn bị kiểm toán:

2.1.Thủ tục phân tích với hàng tồn kho:

Trong khi kiểm toán chu trình hàng tồn kho, kiểm toán viên ứng dụng rất nhiều thủ tục phân tích. Các sai phạm trọng yếu về hàng tồn kho có thể dễ dàng phát hiện thông qua việc thiết kế các thủ tục phân tích để kiểm tra tính hợp lý của các con số. Thực hiện các thủ tục phân tích giúp cho kiểm toán viên đánh giá tính khái quát hợp lý và xu hớng biến động của hàng tồn kho, cho thấy bất thờng về mức biến động của các khoản mục hàng tồn kho, để từ đó kiểm toán viên sẽ thận trọng khi xác định mức độ và phạm vi áp dụng các trắc nghiệm khác. Các thủ tục phân tích thờng đợc áp dụng trong giai đoạn này bao gồm: kiểm tra tính hợp lý, phân tích xu hớng và phân tích tỷ suất.

Kiểm tra tính hợp lý: Kiểm toán viên tiến hành kiểm tra tính hợp lý của hàng tồn kho trong doanh nghiệp thờng dựa vào:

+ Nghiên cứu mối quan hệ của thông tin phi tài chính và thông tin tài chính về hàng tồn kho. VD: đối với khách hàng lu trữ hàng tồn kho trong nhiều

kho khác nhau, Kiểm toán viên có thể so sánh giữa số lợng hàng tồn kho dự trữ trong kho với diện tích có thể chứa của kho đó.

+ So sánh số liệu hàng tồn kho của doanh nghiệp với chỉ tiêu thống kê bình quân của ngành. Tuy nhiên kiểm toán viên cũng cần chú ý tới đặc điểm riêng, tình hình kinh doanh đặc trng của doanh nghiệp để có đợc nhận xét một cách thích đáng.

+So sánh số liệu giữa hàng tồn kho thực tế với định mức hàng tồn kho của doanh nghiệp nếu có. Khi đơn vị sử dụng định mức hàng tồn kho, kiểm toán viên nên xem xét tính hợp lý chung của các căn cứ để xây dựng định mức hàng tồn kho, để việc so sánh thực tế tồn kho với định mức có hiệu quả cao hơn…

Phân tích xu hớng: là việc phân tích những thay đổi theo thời gian của hàng tồn kho.

+ So sánh giá vốn hàng bán giữa các tháng, các kỳ với nhau để phát hiện ra sự thay đổi đột biến của một kỳ nào đó.

+ Phân tích hàng tồn kho trong mối quan hệ với các khoản mục cấu tạo giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất nh khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Qua đó có thể cho phép kiểm toán viên phát hiện ra các dấu hiệu không bình thòng của mỗi yếu tố trong mối quan hệ chung.

+ Tiến hành đối chiếu các biến động tồn kho trong kỳ để từ đó phát hiện những thay đổi bất thờng trong kỳ:

Tồn đầu kỳ + Mua trong kỳ – Giá vốn hàng bán = Tồn cuối kỳ.

+ So sánh giá thành đơn vị hàng tồn kho kỳ này với kỳ trớc, hoặc so sánh tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu hay nhân công trực tiếp trong một đơn vị sản phẩm thực tế với năm trớc để thấy mức biến động trong chi phí thành phẩm. Khi xem xét chi phí nguyên vật liệu trong giá thành đơn vị thì lại xem xét đến số lợng và đơn giá của nguyên vật liệu đó.

Khi so sánh đơn giá hàng tồn kho với năm trớc, kiểm toán viên cũng lu ý đến giá đơn vị các mặt hàng đợc xác định là chiến lợc của doanh nghiệp, vì có thể giá các sản phẩm chiến lợc tăng hoặc giảm bất thờng so với năm trớc sẽ làm ảnh hởng trọng yếu tới khoản mục hàng tồn kho.

Phân tích tỷ suất:

Một số tỷ suất quan trọng mà Kiểm toán viên thờng hay sử dụng để Kiểm toán chu trình hàng tồn kho có thể bao gồm:

+ Tỷ suất lãi gộp: Tổng lãi gộp Tỷ suất lãi gộp = Tổng doanh thu + Tỷ lệ vòng quay hàng tồn kho: Bình quân htk Tỷ lệ vòng quay hàng tồn kho = Tổng giá vốn hàng bán

Hai tỷ suất này có thể giúp Kiểm toán viên đánh giá tính hợp lý của giá vốn hàng bán. Nếu tỷ suất lợi nhuận thô quá thấp hoặc tỷ lệ quay vòng hàng tồn kho quá cao so với dự kiến của Kiểm toán viên có thể do đơn vị khách hàng đã khai tăng giá vốn hàng bán hoặc khai giảm hàng tồn kho.

Các thủ tục phân tích khác:

Khi thực hiện các thủ tục phân tích cơ bản nói trên nếu thấy có sự biến động lớn về giá trị hàng tồn kho, kiểm toán viên có thể thực hiện sâu hơn các thủ tục phân tích. Việc thực hiện nh vậy đòi hỏi phải chú trọng đến việc xác định mức độ trọng yếu và giá trị trọng yếu nói chung và với hàng tồn kho nói riêng trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán. Khi đó kiểm toán viên ớc tính giá trị hàng tồn kho năm kiểm toán, xác định chênh lệch giữa giá trị ớc tính và giá trị ghi sổ. Sau đó xác định số chênh lệch có thể chấp nhận đợc với hàng tồn kho, xác định chênh lệch đó có phải là chênh lệch trọng yếu để kiểm tra chi tiết hay không. Nếu đó là chênh lệch trọng yếu, kiểm toán viên sẽ phải xác định thực hiện nhiều hơn thủ tục kiểm tra chi tiết.

- Việc ớc tính giá trị hàng tồn kho đợc thực hiện bằng nhân số lợng với đơn giá hàng tồn kho. Trong đó:

+ Số lợng hàng tồn kho đợc lấy trên biên bản kiểm kê. Khi không tham gia kiểm kê, kiểm toán viên lấy số liệu là số lợng hàng tồn kho đã đợc kiểm toán viên cộng trừ lùi về ngày kết thúc niên độ.

+ Đơn giá hàng tồn kho đợc sử dụng là đơn giá của hàng tồn kho vào ngày kết thúc niên độ kế toán năm trớc kiểm toán, khi đơn giá đó đã đợc kiểm toán. Trong trờng hợp đơn giá năm trớc không đợc kiểm toán, kiểm toán viên có thể sử dụng đơn giá hàng tồn kho bình quân.

- Việc xác định số chênh lệch có thể chấp nhận đợc, xem xét chênh lệch với hàng tồn kho dựa trên cơ sở tính toán đợc giá trị trọng yếu với hàng tồn kho.

Nh vậy với việc sử dụng các thủ tục phân tích kiểm toán viên có thể nhận định đợc xu hớng biến động của những bất thờng xảy ra đối với khoản mục hàng tồn kho. Đồng thời thủ tục phân tích cũng giúp kiểm toán viên định hớng trong việc thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết hàng tồn kho.

Một phần của tài liệu v5054 (Trang 28 - 31)