Đây cũng là một biện pháp san sẻ rủi ro tín dụng đối với hoạt động của ngân hàng. Bảo hiểm tín dụng là bảo hiểm số vốn mà ngân hàng cấp cho khách hàng hoặc bảo hiểm cho tài sản mà khách hàng thế chấp cho ngân hàng. Hoạt động bảo hiểm tín dụng được thực hiện thông qua nhiều hình thức :
- Bảo hiểm tín dụng gián tiếp : ngân hàng yêu cầu khách hàng vay vốn phải trực tiếp bỏ tiền ra để mua bảo hiểm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của họ. Khi đó khách hàng đã gián tiếp bảo hiểm cho vốn vay của ngân hàng. Khi khách hàng gặp khó khăn công ty bảo hiểm có trách nhiệm giúp đỡ khách hàng thanh toán nợ cho ngân hàng.
- Bảo hiểm bằng cách trích lập quỹ dự phòng : đây là hình thức được ngân hàng thực hiện thường xuyên, hàng năm trong hoạt động kinh doanh của mình, ngân hàng thường trích ra một phần lợi nhuận để hình thành quỹ dự phòng bù đắp rủi ro không thu hồi được. Quỹ này được trích theo một tỷ lệ nhất định và được sử dụng với mục
đích bù đắp thiệt hại và tránh hiện tượng làm giảm vốn tự có của ngân hàng.
- Bảo hiểm trực tiếp : lúc này khi cấp tín dụng ngân hàng phải trực tiếp bỏ một khoản tiền để mua bảo hiểm và khoản tiền này sẽ được tính vào chi phí vốn vay của ngân hàng được khách hàng chia sẻ. Hình thức bảo hiểm này chỉ được áp dụng với các khoản tín dụng có giá trị lớn, thời gian dài.
3.2.7 Tăng cường nhận biết dấu hiệu xảy ra rủi ro, sớm phòng ngừa rủi ro và kịp thời xử lý các rủi ro, hạn chế tổn thất xảy ra
Với mục đích cố gắng ngăn chặn những rủi ro trong hoạt động tín dụng, ban quản lý ngân hàng hiểu rằng phải cố gắng nhận biết các dấu hiệu xảy ra rủi ro càng sớm càng tốt để có biện pháp phòng ngừa và xử lý vì vậy Ngân hàng Quốc Tế đã xây dựng một số cơ sở để phân loại dấu hiệu xảy ra rủi ro tín dụng.
Nhóm 1: Các khoản cấp tín dụng có chất lượng cao
- Được cấp cho các khách hàng có tiềm lực mạnh, triển vọng phát triển, có thiện trí trả nợ tốt. Khách hàng và ngân hàng có quan hệ tín dụng tốt và bền vững.
- Luồng tiền mặt của khách hàng luôn lớn hơn các khoản công nợ. - Khách hàng có đủ tài sản đảm bảo cần thiết cho khoản vay.
Nhóm 2: Các khoản cấp tín dụng có chất lượng tốt
- Khách hàng có thể bị hạn chế về các nguồn tài trợ nhưng vẫn đủ tiêu chuẩn, điều kiện được phép cấp tín dụng của ngân hàng.
- Luôn thực hiện tốt các nghĩa vụ trả nợ, trả lãi đúng hạn. - Có đủ tài sản đảm bảo cho khoản vay.
Nhóm 3: Các khoản cấp tín dụng đạt yêu cầu
- Khách hàng chưa đáp ứng đủ yêu cầu về tài sản bảo đảm, nhưng tất các các tài sản bảo đảm của khách hàng có thể chuyển đổi để thanh toán đầy đủ các nghĩa vụ tài chính qua thanh lý.
- Dòng tiền thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính đủ để đáp ứng nhu cầu hoàn trả các nghĩa vụ tài chính đã xác định rõ, mặc dù có dấu hiệu cho thấy phải trông chờ vào nguồn thu nhập khác trong các trường hợp khẩn cấp.
- Dư nợ lớn hơn so với giá trị thuần của nguồn vay vốn.
- Đó là các khách hàng xuất hiện một số khoản tín dụng quá hạn trả nợ gốc hoặc lãi từ 10 đến 30 ngày, trả nợ vay không đúng kì hạn hoặc thất thường. Có sự sửa đổi thời hạn trả nợ, xin gia hạn tín dụng.
- Có dấu hiệu gặp khó khăn trong ngành sản xuất kinh doanh mà khách hàng đang tham gia. Có dấu hiệu tài chính không tốt như thất thoát, thua lỗ trong kinh doanh, tài khoản phải thu hay hàng tồn kho tăng không bình thường.
- Khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính với ngân hàng phụ thuộc vào khả năng thanh khoản của tài sản bảo đảm. Tài sản đảm bảo chưa đủ cho khoản vay.
- Thiếu các thông tin tài chính, thiếu báo cáo lưu chuyển tiền tệ hay dự báo luồng tiền.
Nhóm 5 : Các khoản tín dụng kém chất lượng
- Đây là nhóm khách hàng có các khoản vay quá hạn trả gốc và lãi từ 1 đến 3 tháng, có hệ số đảo nợ.
- Mặc dù chưa thể dự đoán chính xác các thất thoát từ những khoản tín dụng này nhưng những yếu kém phát sinh của khách hàng được ngân hàng nhận định là khó có khả năng khắc phục. Xu hướng tài chính của khách hàng ngày càng xấu đi.
- Tài sản đảm bảo của khách hàng không đủ cho khoản vay.
Nhóm 6 : Các khoản cấp tín dụng khó đòi - Khách hàng đã quá hạn trả nợ gốc và lãi trên 3 tháng.
- Khoản tín dụng mà ngân hàng cấp có thể bị thất thoát lãi thậm chí mất một phần nợ gốc và hi vọng thu hồi nợ của ngân hàng chỉ thông qua xử lý tài sản bảo đảm.
- Tài sản bảo đảm không đủ cho khoản vay.
Nhóm 7 : Các khoản cấp tín dụng mất vốn - Khách hàng hoàn toàn không có khả năng trả được nợ.
- Việc thu hồi vốn của ngân hàng chỉ có thể thực hiện thông qua xử lý tài sản bảo đảm bằng các vụ kiện pháp lý ra tòa, song khả năng thu hồi là rất ít.
Khi xuất hiện một trong các dấu hiệu trên đối với các khoản tín dụng chi nhánh đã đưa ra một số biện pháp khắc phục và xử lý :
- Yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản đảm bảo cho các khoản vay nhưng không gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Xác định phương án cơ cấu nợ. Ngân hàng chỉ tiếp tục duy trì qua hệ tín dụng với khách hàng khi khách hàng chứng minh được khả năng hoàn trả gốc và lãi của mình từ các dòng tiền thường xuyên. Và khi đó khoản nợ sẽ được giám sát chặt chẽ. Ngân hàng sẽ gia hạn nợ cho khách hàng, giãn nợ nhằm giảm gánh nặng nợ nần tạo điều kiện giúp khách hàng nhanh chóng ổn định và phục hồi.
- Trong trường hợp khách hàng không có khả năng phục hồi, ngân hàng tiến hành thu nợ nhằm thu hồi được càng nhiều vốn càng tốt hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại và chi phí phát sinh.
Biện pháp xử lý
Khi các khoản vay của khách hàng bị đánh giá là chất lượng kém, khó có khả năng thu hồi, ngân hàng đã tiến hành các biện pháp khắc phục song không hiệu quả thì ngân hàng cần đưa ra các biện pháp xử lý như :
- Khuyến khích khách hàng trả nợ sớm. Miễn giảm lãi suất cho khách hàng có thiện ý trả nợ.
- Phát mại tài sản bảo đảm cho khoản vay.
- Yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện trả nợ thay đối với các khoản tín dụng có bảo lãnh của bên thứ 3.
- Thực hiện khởi kiện nếu cần thiết.
- Sử dụng quỹ dự phòng để bù đắp rủi ro đối với các khoản nợ xấu ngân hàng tiến hành xóa nợ sau khi đã sử dụng hết các biện pháp để thu hồi nhưng không được hoặc không đủ. Những khoản xóa nợ sau khi được bù đắp bằng quỹ dự phòng được chuyển ra ngoài bảng cân đối để theo dõi và tận thu.
3.3 Kiến nghị
3.3.1 Kiến nghị với chính phủ
Với tư cách là người điều tiết vĩ mô cho nền kinh tế chính phủ cần có những chính sách đồng bộ nhất quán và có định hướng lâu dài nhằm tạo ra một môi trường kinh tế ổn định và phát triển. Một số kiến nghị đưa ra nhằm giúp hệ thống ngân hàng thương mại hạn chế rủi ro tín dụng :
Hoàn thiện môi trường pháp lý
Hiện nay hệ thống pháp luật của nước ta chưa hoàn chỉnh và đồng bộ cả về luật Doanh nghiệp, Luật ngân hàng . . . Do đó để đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư, cho người sử dụng vốn, cho các tổ chức tín dụng trong hoạt động kinh doanh của mình, Nhà nước cần có biện pháp hoàn thiện sửa đổi ban hành các văn bản dưới luật, tạo ra một hành lang pháp lý thông thoáng, đồng bộ, an toàn giúp cho hoạt động của các tổ chức trong nền kinh tế được thuận lợi, hiệu quả, phù hợp với xu hướng hội nhập.
Trong quá trình điều chỉnh cơ chế chính sách chính phủ cần có những bước đệm hoặc biện pháp tháo gỡ những khó khăn xuất hiện do sự thay đổi trong cơ chế giúp các doanh nghiệp dễ dàng thích nghi hơn.
Tăng cường quản lý các doanh nghiệp
Chính phủ cần xem xét kĩ trước khi cấp giấy phép hoạt động cho các doanh nghiệp, tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động của các doanh nghiệp sau khi được cấp giấy phép.
Yêu cầu các doanh nghiệp phải kiểm toán các báo cáo tài chính định kì, là cơ sở để đánh giá tình hình, chất lượng, doanh số hoạt động của doanh nghiệp. Giúp ngân hàng thẩm định năng lực tài chính của doanh nghiệp khi đến vay chính xác hơn, đảm bảo an toàn đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng. Đây cũng là tiêu chuẩn giúp các doanh nghiệp nước ta có điều kiện thích ứng trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Xây dựng thị trường vốn hoạt động một cách hiệu quả.
Hạn chế tình trạng thiếu kênh lưu chuyển vốn trong nền kinh tế, nhà nước đã xây dựng thị trường chứng khoán nhằm giúp các doanh nghiệp có cơ hội huy động vốn tốt hơn tạo điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng quy mô và chất lượng. Đây là một phương án tốt nó giúp hạn chế sự quá tải trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Những ưu thế mà thị trường chứng khoán mang lại là cơ sở để chính phủ tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nó đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ để thị trường này hoạt động có hiệu quả hơn nữa.
Đối với các ngân hàng thương mại bảo đảm tiền vay đóng vai trò quan trọng, nó là phao cứu sinh cho các ngân hàng khi khoản vay không có khả năng thu hồi được. Tuy nhiên hiện nay các chính sách về bảo đảm tiền vay được chính phủ ban hành vẫn còn nhiều bất cập. Việc đăng kí giao dịch bảo đảm tài sản tại cục đăng kí giao dịch bảo đảm đối với bất động sản và đăng kí tại phòng tài nguyên môi trường vẫn còn gặp không ít khó khăn do thiếu chế tài quy định rõ ràng và thiếu sự chỉ đạo sát sao nên chưa có sự thống nhất.
Vì vậy kiến nghị chính phủ cần có các chế tài, các văn bản cụ thể hướng dẫn để các chính sách đã ban hành được thực thi một cách thống nhất, hợp lý tại một cơ quan chức năng của nhà nước tránh sự chồng chéo.
3.3.2 Kiến nghị với ngân hàng Nhà Nước
Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin tín dụng
Sự hình thành và phát triển của hệ thống thông tin tín dụng của ngân hàng Nhà Nước trong những năm qua là một sự phát triển tất yếu và đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của hoạt động tín dụng trong nền kinh tế. Hệ thống thông tin tín dụng này đã góp phần giảm sự không cân xứng về thông tin giữa khách hàng và tổ chức tín dụng. Nó cho phép các tổ chức tín dụng có thể đánh giá khách hàng chính xác hơn, cải thiện chất lượng cấp tín dụng, dễ dàng ra quyết định và giảm thiểu chi phí tín dụng, tăng khối lượng giao dịch tín dụng góp phần phát triển kinh tế. Hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng của ngân hàng Nhà Nước trong thời gian qua đã hỗ trợ đáng kể cho các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên do mới ở giai đoạn đầu mới đưa vào ứng dụng nên vẫn còn nhiều khó khăn, chất lượng thông tin của trung tâm chưa đầy đủ, chưa đảm bảo nhanh nhạy, chính xác và kịp thời. Vì vậy ngân hàng Nhà Nước cần có sự phối hợp hơn nữa với các ngân hàng thương mại để có biện pháp thu thập đầy đủ thông tin hơn, chính xác hơn và chất lượng hơn.
- Ngân hàng Nhà Nước cần yêu cầu ngân hàng thương mại hợp tác, báo cáo đầy đủ về chất lượng tín dụng và tình hình tài chính của khách hàng cho trung tâm thông tin tín dụng.
- Cần trang bị cho trung tâm những thiết bị mới, hiện đại đáp ứng được nhu cầu của công việc như thu thập, xử lý, phân tích thông tin một cách nhanh chóng và chính
xác.
- Cần đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên tại trung tâm về mặt nghiệp vụ và trú trọng cả tin học, ngoại ngữ.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại
Ngân hàng Nhà Nước kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại trên cơ sơ thực hiện đúng pháp luật, phù hợp với thông lệ quốc tế và tình hình thực tiễn của ngân hàng.
Công tác thanh tra, kiểm tra của ngân hàng Nhà Nước đối với các ngân hàng thương mại phải được tiến hành một cách thường xuyên với mục tiêu phát hiện kịp thời những sai phạm, ngăn chặn và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật của các ngân hàng thương mại. Trên thực tế ngân hàng Nhà Nước mới chỉ kiểm tra giám sát các ngân hàng sau khi rủi ro đã xảy ra, chưa thực hiện công tác phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời. Vì vậy ngân hàng Nhà Nước cần xây dựng một số quy định nhằm tăng cường hơn nữa vai trò kiểm tra, kiểm soát của mình đối với các ngân hàng thương mại giúp các ngân hàng thương mại tự chấn chỉnh hoạt động của mình.
Hoàn thiện văn bản, quy chế trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng
Việc trích lập, sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại được ngân hàng Nhà Nước quy định theo Quyết định 439/2005/QĐ- NHNN và Quyết định bổ sung, sửa đổi QĐ 493 là QĐ 18/2007/QĐ-NHNN theo các Quyết định này việc trích lập được chia làm 5 nhóm và mỗi nhóm được trích lập với tỷ lệ tương ứng. Song việc phân loại nợ vào các nhóm chưa thực sự phù hợp với thực tế, quá cứng nhắc và kém linh hoạt vì vậy gây khó khăn cho các ngân hàng trong việc trích lập và sử dụng dự phòng. Khiến cho tình trạng đảo nợ, giãn nợ của các ngân hàng được sử dụng không đúng mục đích. Do đó ngân hàng Nhà Nước cần đưa ra các quy chế về trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng chặt chẽ và linh hoạt hơn.
Yêu cầu các ngân hàng thương mại tham gia bảo hiểm tín dụng
Đây là biện pháp hết sức quan trọng nhằm giàn trải rủi ro tín dụng cho hoạt động của ngân hàng. Bảo hiểm có lợi về mặt kinh tế cho mọi người, mọi tổ chức nó chia sẻ
mất mát thiệt hại về tài sản và bảo hiểm ngày nay đang đi sâu vào đời sống kinh tế và xã hội. Bảo hiểm tín dụng tuy vẫn còn khá mới lạ, song nó giúp cho các ngân hàng khi phát sinh rủi ro không còn phải dùng các biện pháp phi kinh tế để ngăn chặn như không cho các tổ chức cá nhân rút tiền, phát hành thêm tiền để bù đắp. . . mà lúc này các công ty bảo hiểm sẽ hỗ trợ các ngân hàng giải quyết các khó khăn trước mắt, hạn chế ảnh hưởng đến nền kinh tế. Vì vậy ngày nay tham gia bảo hiểm tín dụng là một biện pháp giúp ngân hàng đề phòng rủi ro không lường trước được.