Nâng cao chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quốc TếViệt Nam chi nhánh Cầu Giấy (Trang 67 - 69)

Chất lượng tín dụng được đo lường bởi nhiều yếu tố như : tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ an toàn vốn tín dụng, chất lượng công tác thẩm định, quy trình tín dụng hợp lý. . . Chất lượng tín dụng tốt phản ánh khả năng cạnh tranh của ngân hàng cao. Vì vậy để phát triển an toàn và bền vững chi nhánh đã coi trọng việc nâng cao chất lượng tín dụng bằng thực hiện một số giải pháp như :

- Chi nhánh đã chấp hành tốt các quy định của ngân hàng Nhà Nước về tỷ lệ an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng theo Quyết định số 457/2005/QĐ – NHNN ngày 19/4/2005 và quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng theo Quyết định

493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của thống đốc ngân hàng và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 về sửa đổi bổ sung Quyết định 493. Cùng các quy định liên quan về bảo đảm tiền vay . . .

- Chi nhánh đã xây dựng quy trình tín dụng chặt chẽ, khoa học phù hợp với từng đối tượng vay, từng loại vay. Quy trình tín dụng đã được cải tiến đáp ứng các yêu cầu :

+ Tách bạch hóa giữa các khâu và quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các bộ phận chức năng trong các khâu của quá trình cung cấp tín dụng đến khách hàng.

+ Phân tách cụ thể các khâu : Đề xuất tín dụng, phê duyệt tín dụng, giải ngân và thu nợ.

+ Thiết lập theo hướng khâu sau kiểm tra khâu trước.

+ Đảm bảo quá trình cấp tín dụng đến khách hàng đáp ứng yêu cầu của khách hàng một cách nhanh nhất và chất lượng nhất.

Tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy trình tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi quy trình có chặt chẽ, có khoa học nhưng không được áp dụng đúng và phù hợp thì cũng không đem lại hiệu quả như mong muốn. Vì vậy chi nhánh đã luôn nắm bắt thông tin về khách hàng một cách đầy đủ, cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định tiến hành phân tích, so sánh số liệu phân tích với số liệu của ngành để đánh giá mức độ hoạt động của dự án tốt hay xấu, quyết định doanh nghiệp có được vay vốn hay không.

- Chi nhánh cũng đã hoàn thiện chính sách tín dụng cho phù hợp với từng thời kì nhất định. Chính sách tín dụng phải thỏa mãn :

+ Tuân thủ đầy đủ theo quy định của Luật, Nghị định, Chính sách, Thông tư của Quốc Hội, Chính Phủ, Bộ, Nhà Nước ban hành.

+ Luôn tuân thủ đầy đủ các quy định của ngân hàng Nhà Nước. + Đảm bảo phù hợp với thực tế hoạt động của ngân hàng.

+ Phù hợp với biến động của nền kinh tế trên địa bàn chi nhánh hoạt động. + Đảm bảo tính cạnh tranh của ngân hàng với hệ thống các ngân hàng khác. Việc ban hành chính sách tín dụng mới chỉ là điều kiện cần cho hạn chế rủi ro tín dụng. Còn điều kiện đủ là việc các chính sách đó luôn được thực thi đúng, đầy đủ

nhất quán trong hoạt động của chi nhánh.

- Thẩm định các dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh được coi là khâu quan trọng nhất trước khi cấp tín dụng. Bước phân tích được thực hiện càng chặt chẽ, hiệu quả và chính xác bao nhiêu thì tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của chi nhánh sẽ giảm xuống bấy nhiêu, rủi ro tín dụng nhờ đó được hạn chế. Do hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của khách hàng luôn có sự biến động vì vậy để nâng cao chất lượng tín dụng việc thu thập thông tin, tìm hiểu phân tích khách hàng luôn được chi nhánh tiến hành thường xuyên trong suốt thời gian cấp tín dụng, để có được thông tin cập nhật về việc sử dụng vốn vay của khách hàng. Cán bộ tín dụng phải coi trọng kiểm tra cả khâu trước, trong và sau khi cấp tín dụng. Phát hiện và xử lý kịp thời các sai pháp nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của người vay, đôn đốc người vay thu nợ đúng kì hạn. Nếu phát hiện sai phạm trong quá trình sử dụng vốn cán bộ tín dụng kiến nghị, chi nhánh có thể thu hồi nợ trước hạn, chuyển nợ quá hạn hoặc đưa ra cơ quan pháp luật xử lý. Nếu do nguyên nhân khách quan khách hàng không trả được nợ, cán bộ tín dụng xác nhận đề nghị ngân hàng gia hạn nợ theo quy định.

Đặc biệt đối với các báo cáo tài chính, là một căn cứ quan trọng để xem xét tình hình hoạt động kinh doanh, năng lực tài chính của doanh nghiệp và hiện nay đối với các báo cáo tài chính của doanh nghiệp ngân hàng cần yều cầu các báo cáo này phải được kiểm toán nhà nước hoặc các công ty kiểm toán độc lập xác nhận như vậy mới tránh các báo cáo thiếu trung thực. Bởi thực trạng nhiều doanh nghiệp khi gửi báo cáo tài chính của mình đến ngân hàng đều đã chỉnh sửa và các chỉ tiêu thiếu độ tin cậy, độ chính xác không cao.

- Đối với những dự án vay vốn lớn, đòi hỏi chuyên môn công nghệ, chi nhánh đã thuê các tổ chức tư vấn độc lập có năng lực, uy tín để thẩm định, xác nhận trước khi chấp thuận cho vay. Việc này tuy có làm tăng chi phí đối với chi nhánh song nó đảm bảo độ an toàn khi chi nhánh quyết định cho vay. Bởi đôi khi các cán bộ thẩm định của ngân hàng tuy có kinh nghiệm nhưng chưa phải là toàn diện nên việc đưa ra quyết định chấp nhận hay từ chối có thể không chính xác, làm nảy sinh rủi ro dự án không khả thi hoặc thiết bị công nghệ đầu tư vào dự án bị lạc hậu.

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quốc TếViệt Nam chi nhánh Cầu Giấy (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w