1. Vị trí của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
Mọi người đều biết rằng, sản xuất hàng hóa là cơ sở để xã hội loài người tồn tại và phát triển. Sản xuất hàng hóa tồn tại khách quan, tuân theo những quy luật riêng vốn có của nó. Một trong những quy luật khách quan đó là quy luật cung - cầu hàng hóa trên thị trường. Người sản xuất hàng hóa (cá nhân hay tổ chức kinh tế) sản xuất ra hàng hóa nhằm mục đích chính là bán hàng hóa ra thị trường, để thu tiền về, để trang trải các chi phí và các khoản phải đóng góp cho xã hội, còn lại là lợi nhuận để sống và tái sản xuất cho chu kỳ sau. Đó là hoạt động sản xuất hàng hóa trong nền KTTT. Trong nền KTTT, người sản xuất hàng hóa thường chuyên làm ra sản phẩm để bán, cũng có trường hợp, họ kiêm luôn việc tiêu thụ tức là kinh doanh thương mại. Người sản xuất hàng hóa đóng vai trò là các doanh nhân. Các doanh nhân tập hợp một nhóm người cùng chí hướng góp vốn và công nghệ thành lập doanh nghiệp để sản xuất hay kinh doanh một lĩnh vực nào đó (sản xuất, thương mại, dịch vụ...) trong nền KTTT. Doanh nghiệp được hiểu như là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thưc hiện các hoạt động kinh doanh.
Sản xuất hàng hóa càng phát triển, thị trường càng mở rộng, xã hội càng phát triển theo. Điều đó cũng có nghĩa rằng càng có nhiều người tham gia vào quá trình sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, tức là càng có nhiều doanh nghiệp thành lập và hoạt động thì hàng hóa ngày càng đồi dào, phong phú, thỏa mãn ngày càng tăng mọi nhu cầu của đời sống con người.
Ngày nay, để so sánh sự phát triển kinh tế và đời sống giữa các nước, người ta cũng tham khảo chỉ tiêu của số lượng doanh nghiệp so sánh với số dân. Ở nước ta hiện nay là 750 dân/một doanh nghiệp, thậm chí có tỉnh con số đó là 3.000 dân/một doanh nghiệp. Tuy nhiên, các tổ chức quốc tế cũng đã công nhận nước ta là một nước đang phát triển mạnh, đã được tham gia vào một số tổ chức kinh tế thế giới như ASEAN, APEC, đang đàm phán để gia nhập WTO.
Nước ta trong thời kỳ kinh tế còn bao cấp (giai đoạn trước năm 1987, trước Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI) hoạt động sản xuất hàng hóa bị hạn chế, không có và không công nhận thị trường. Thời kỳ đó, Nhà nước chỉ cho phép 3 thành phần kinh tế tham gia sản xuất hàng hóa là: Kinh tế quốc doanh (Nhà nước), kinh tế tập thể (hợp tác xã) và kinh tế cá thể (người buôn bán nhỏ hay hộ kinh tế gia đình). Mặt khác, kế hoạch nhà nước giữ vai trò chủ đạo, trung tâm chi phối mọi hoạt động từ sản xuất đến tỉêu dùng. Do tư duy quản lý kinh tế còn yếu kém và phụ thuộc khá nhiều vào viện trợ từ các nước trong hệ thống XHCN cũ trước đây, đã làm cho kinh tế nước ta yếu kém, đời sống nhân
dân phụ thuộc vào Nhà nước, có nhiều khó khăn.
Chỉ từ khi đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, sau năm 1987, và đặc biệt tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, từ năm 1992 trở đi (Hiến pháp mới ra đời), kinh tế nước ta được xác định là nền KTTT có sự quản lý của nhà nước, đất nước ta đã có sự phát triển vượt bậc cả về quy mô, tốc độ phát triển (GDP) cũng như phát triển bền vững, toàn diện về đời sống và con người.
Đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội chung đó có sự đóng góp cực kỳ to lớn của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp ngày càng phát triển về số lượng cũng như quy mô và lĩnh vực hoạt động, đặc biệt là sau khi Luật Doanh nghiệp ra đời và có hiệu lực pháp lý năm 2000. Từ đó đến nay, doanh nghiệp ngày càng có vai trò to lớn trong nền kinh tế thị trường của nước ta. Doanh nghiệp tham gia vào tất cả các dự án xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho đất nước từ cơ sở hạ tầng: đường sá, cầu cống, công trình thủy nông, xây dựng và vận hành các nhà máy, xí nhiệp, nhà ở, công trình phúc lợi... Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đóng góp phần lớn các nguồn thu vào ngân sách nhà nước, cung cấp hầu hết các nhu cầu cho sản xuất và đời sống... Đặc biệt, doanh nghiệp thúc đẩy các quan hệ thị trường, làm cho nền kinh tế thêm sôi động, đất nước càng phát triển. Để các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được thuận lợi và phục vụ các mục tiêu định hướng của kế hoạch nhà nước qua các thời kỳ, cũng không thể thiếu vai trò quản lý của Nhà nước đối với các doanh nghiệp.
2. Nội dung, biện pháp QLNN đối với doanh nghiệp
Có thể nói bất kỳ doanh nghiệp hoạt động trên một địa bàn hay quốc gia, lãnh thổ nào cũng chịu sự quản lý của Nhà nước và làm đầy đủ nghĩa vụ, được hưởng quyền lợi mà Nhà nước dành cho doanh nghiệp. Nội dung QLNN đối với doanh nghiệp không phải luôn thay đổi hay tùy ý thích của mỗi cơ quan nhà nước, mà được quy định trong Luật Doanh nghiệp (Chương VIII).
Theo đó, nội dung QLNN đối với doanh nghiệp là :
a) Nhà nước ban hành, phổ biến và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về doanh nghiệp doanh nghiệp
Nhà nước quản lý các doanh nghiệp vừa bằng các công cụ pháp lý vừa bằng chính sách hoặc các quy định cụ thể.
Quốc hội ban hành Hiến pháp, các luật có liên quan đến doanh nghiệp như Luật Doanh nghiệp, Luật DNNN, Luật HTX, Luật Đầu tư nước ngoài, Luật Đầu tư trong nước (trong tương lai là Luật Doanh nghiệp chung, Luật Đầu tư chung)
Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh, Quyết định.
Chính phủ ban hành các Nghị định, Quyết định, Chỉ thị, Nghị quyết... Thủ tướng chính phủ ban hành các Quyết định, Chỉ thị.
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ ban hành các Quyết định, Thông tư.
UBND các tỉnh, thành phố ban hành các Quyết định, Thông tư, Chỉ thị...
b) Tổ chức đăng ký kinh doanh, hướng dẫn việc đăng ký kinh doanh, bảo đảm thực hiện chiến lược, quy hoạch và kế hoạch định hướng phát triển kinh tế - xã hội thực hiện chiến lược, quy hoạch và kế hoạch định hướng phát triển kinh tế - xã hội
Nhà nước ủy quyền (cho phép) Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch định hướng phát triển kinh tế - xã hội trình Chính phủ để Quốc hội thông qua.
Mặt khác, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư đối với các dự án thành lập và hoạt động các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có quy mô lớn, với vốn đầu tư trên 40 triệu USD, có diện tích sử dụng đất trên 100 ha. Bộ cũng hướng dẫn các Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức đăng ký kinh doanh và theo dõi các hoạt động kinh doanh trên địa bàn quản lý của các địa phương đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tham mưu cho các UBND các địa phương trong việc lập quy hoạch, kế hoạch định hướng phát triển kinh tế - xã hội.
c) Tổ chức thực hiện và quản lý đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao phẩm chất đạo đức kinh doanh cho người QLDN, phẩm chất chính trị, đạo đức, nghiệp vụ chất đạo đức kinh doanh cho người QLDN, phẩm chất chính trị, đạo đức, nghiệp vụ cho cán bộ QLNN đối với doanh nghiệp, đào tạo và xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề
Với vai trò này, Nhà nước giúp đỡ doanh nghiệp về mặt trình độ QLDN, đào tạo con người để cung cấp cho doanh nghiệp nguồn nhân lực có đạo đức nghề nghiệp, có trình độ và nghiệp vụ chuyên môn. Hàng vạn sinh viên các trường đại học, cao đẳng, công nhân tốt nghiệp từ các trường dạy nghề của Nhà nước được các doanh nghiệp tuyển dụng, mà doanh nghiệp không phải bỏ ra chi phí đào tạo... đã chứng tỏ Nhà nước không chỉ yêu cầu doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ của mình (đóng thuế) mà còn trợ giúp cho doanh nghiệp phát triển.
d) Thực hiện chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp theo định hướng và mục tiêu của chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tiêu của chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
Nhà nước ban hành Luật Đầu tư trong nước, trong đó quy định rõ những ưu đãi đầu tư mà doanh nghiệp được hưởng nếu đầu tư vào những lĩnh vực hoặc vùng khó khăn. Tùy theo từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội hay từng vùng trọng điểm, Nhà nước đều có chính sách ưu đãi riêng đối với doanh nghiệp về các lĩnh vực như lãi suất ưu đãi, miễn giảm thuế, chính sách về quyền sử đất…
e) Kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp, giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua chế độ báo cáo tài chính định kỳ và các báo cáo khác nghiệp thông qua chế độ báo cáo tài chính định kỳ và các báo cáo khác
Đây cũng là nội dung tất yếu để bảo đảm cho doanh nghiệp hoạt động đúng nội dung đã đăng ký và hoạt động đúng theo pháp luật quy định, đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả.
3. Biện pháp QLNN đối với doanh nghiệp
Nhà nước quản lý đối với doanh nghiệp thông qua các cơ quan QLNN các cấp, gồm có :
2) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện QLNN đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực được phân công phụ trách.
Chính phủ quy định việc phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong QLNN đối với doanh nghiệp.
3) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:
- Thực hiện QLNN đối với doanh nghiệp trong phạm vi địa phương theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức đăng ký kinh doanh, thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp trong phạm vi địa phương.
- Hướng dẫn và chỉ đạo Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trong việc phối hợp thực hiện QLNN đối với doanh nghiệp
4) Cơ quan đăng ký kinh doanh do Chính phủ quy định.
Cơ quan thay mặt cho Nhà nước trực tiếp cấp đăng ký kinh doanh và theo dõi trực tiếp các hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là các Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (cấp tỉnh) và tổ chức làm nhiệm vụ đăng ký kinh doanh nằm trong phòng nghiệp vụ thuộc UBND huyện (cấp huyện).
Quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan đăng ký kinh doanh:
- Giải quyết việc đăng ký kinh doanh và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Xây dựng quản lý hệ thống thông tin về doanh nghiệp; cung cấp thông tin cho các cơ quan nhà nước, cho tổ chức và cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật.
- Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp khi xét thấy cần thiết cho việc thực hiện các quy định của Luật Doanh nghiệp, đôn đốc việc thực hiện chế độ báo cáo của doanh nghiệp.
- Trực tiếp kiểm tra hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra doanh nghiệp theo những nội dung trong hồ sơ đăng ký kinh doanh.
- Xử lý vi phạm các quy định về đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và yêu cầu doanh nghiệp làm thủ tục giải thể theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về những vi phạm trong việc đăng ký kinh doanh. - Thực hiện các quyền và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
4. Giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN đối với doanh nghiệp
Tôn trọng doanh nghiệp: Doanh nghiệp là một bộ phận cấu thành không thể thiếu của tổ chức kinh tế - xã hội, là người góp phần đóng góp quan trọng nhất vào Ngân sách Nhà nước thông qua các khoản thu thuế và nộp lợi nhuận. Nền tài chính một đất nước giàu mạnh cần có nhiều doanh nghiệp và hoạt động có hiệu quả. Nhà nước tôn trọng
doanh nghiệp trên cơ sở bảo đảm các quyền sau đây cho doanh nghiệp:
- Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của các loại hình doanh nghiệp được quy định trong Luật Doanh nghiệp, bảo đảm sự bình đẳng trước pháp luật của các doanh nghiệp, thừa nhận tính sinh lời hợp pháp của hoạt động kinh doanh.
- Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp.
- Tài sản và vốn đầu tư hợp pháp của doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp không bị quốc hữu hóa, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính.
Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước quyết định trưng mua hoặc trưng dụng tài sản doanh nghiệp, thì chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của doanh nghiệp đuợc thanh toán hoặc bồi thường theo giá thị trường tại thời điểm quyết định trưng mua hoặc trưng dụng và được tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư, kinh doanh vào lĩnh vực, địa bàn thích hợp.
Ngoài việc bảo đảm quyền của các doanh nghiệp nói trên, từng bước Nhà nước xây dựng các luật để tạo hành lang pháp lý cần thiết và môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, đặc biệt hiện nay, nước ta đang đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Mặt khác, Nhà nước tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp thông qua các cơ quan Chính phủ, các bộ, các tổ chức phi Chính phủ dưới các hình thức như gặp mặt Thủ tướng Chính phủ, hội thảo, đối thoại trực tiếp, tham quan, giao lưu trong các phái đoàn cấp cao, các cuộc điều tra, khảo sát... để Nhà nước nắm bắt được các nhu cầu của doanh nghiệp về những thông tin kinh tế, những khó khăn doanh nghiệp đang gặp phải cần được tháo gỡ.
Tăng cường vai trò kiểm tra, kiểm soát, thanh tra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp của các cơ quan chức năng của Nhà nước.
Việc thanh tra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được thực hiện đúng chức năng, đúng thẩm quyền và tuân thủ quy định của pháp luật. Việc thanh tra tài chính được thực hiện không quá một lần trong một năm và thời gian không quá 30 ngày. Thanh tra bất thường chỉ được thực hiện khi có căn cứ về sự vi phạm pháp luật của doanh nghiệp.
Khi tiến hành thanh tra phải có quyết định của người có thẩm quyền, khi kết thúc thanh tra phải có biên bản kết luận thanh tra, trưởng đoàn thanh tra chịu trách nhiệm về nội dung biên bản và kết luận thanh tra.
Người ra quyết định thanh tra không đúng pháp luật hoặc lợi dụng thanh tra để vụ lợi, sách nhiễu, gây phiền hà cho hoạt động của doanh nghiệp tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật
Nâng cao hiệu lực của bộ máy nhà nước:
Cơ quan hành pháp của Nhà nước là bộ máy hành chính các cấp. Muốn thực hiện chức năng đó, cần phải có bộ máy nhà nước đủ mạnh. Để cho bộ máy Nhà nước ta đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội, Chính phủ
đang tiến hành cải cách bộ máy hành chính. Đối với các bộ, Chính phủ ban hành mới