Phân lập các chủng nấm sợi từ rơm, rạ lúa

Một phần của tài liệu Phân lập một số chủng nấm sợ có khả năng chuyển hoá rơm dạ (Trang 36)

3 .2.11 Phương pháp sử dụng phần mềm thống kê để xử lý số liệu thực nghiệ m

4.1.1. Phân lập các chủng nấm sợi từ rơm, rạ lúa

Tiến hành lấy mẫu từđất mặt, rơm rạ vừa thu hoạch và đang bị phân hủy trên mặt đất, đã phân lập được 54 chủng nấm sợi khác nhau. Trong đó 28 chủng phân lập từ đất mặt ruộng có rơm rạ đang phân hủy, 26 chủng phân lập được từ rơm, rạ chưa phân hủy.

Từ kết quả trên cho thấy ởđất ruộng sau khi thu hoạch với phần rơm, rạ lúa thải ra bỏ lại trên đồng, chứa hệ nấm sợi vô cùng phong phú. Chúng phân bố rộng rãi trên tất cả các cơ chất như trên rơm, rạ tươi, đang phân hủy và cả trong đất. Trong đó, các chủng nấm sợi có trong MT đất nhiều hơn trong rơm, rạ. Điều này có thể giải thích do nấm sợi là VSV hiếu khí, do đó lớp đất mặt là nơi có nguồn O2 và nguồn thức ăn là xác bã rơm, rạ, động vật, vỏ xác tôm cua, cá…đang bị phân hủy. Đồng thời, với điều kiện

đất ruộng có lượng nước ra vào thường xuyên, lớp đất mặt luôn giữ được độ ẩm thích hợp cho các chủng nấm sợi sinh trưởng phát triển. Số chủng nấm sợi trên rơm, rạ ít hơn trong đất. Do thức ăn chủ yếu là hợp chất hữu cơ giàu cellulose, không đủ các nguồn dinh dưỡng như trong đất. Đồng thời, nước mưa sẽ làm rửa trôi lượng lớn bào tử nấm sợi. Đặc biệt, trên rơm, rạđang phân hủy số lượng nấm sợi nhiều hơn. Vì đây là những nguồn hữu cơđang bị phân hủy, một phần đã phân giải thành glucose là nguồn cacbon mà nấm dễ hấp thụ nhất.

Do đó, nguồn rơm rạ sau thu hoạch với thành phần cellulose trên 40% rất khó phân hủy với điều kiện bình thường, nếu được sử dụng làm nguồn cơ chất cho VSV có mặt trong rơm, rạ và trong đất thì sẽđược phân hủy rất nhanh và trở thành nguồn phân bón rất tốt cho cây trồng đồng thời trả lại cho đất chất dinh dưỡng bị mất đi, hạn chếđược tình trạng đất bạc màu, cằn cỗi. Ngày nay xu hướng ủ rơm rạ tại ruộng sau khi thu hoạch, có bổ sung thêm các chế phẩm vi sinh được nông dân rất ưa chuộng và triển khai thực hiện ngày càng nhiều, điều này thể hiện sự tiến bộ của công nghệ sinh học được

ứng dụng vào thực tiễn ngày càng rộng rãi.

Như vy, MT sống ở ruộng lúa có đầy đủ các yếu tố cần thiết cho nấm sợi sinh trưởng và phát triển. Chúng sử dụng các chất hữu cơ sẳn có để tồn tại, đồng thời tham gia phân hủy các chất thải, giúp giảm bớt ô nhiễm MT trong sản xuất nông nghiệp.

Từ các chủng thuần khiết phân lập được nói trên, chúng tôi tiến hành tuyển chọn các chủng nấm dựa trên khả năng sinh enzym cellulase của chúng.

4.1.2. Tuyển chọn những chủng nấm sợi có khả năng sinh enzym cellulase Tuyển chọn lần 1

Một phần của tài liệu Phân lập một số chủng nấm sợ có khả năng chuyển hoá rơm dạ (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)