0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Điều kiện tự nhiên 1 Đặc điểm địa hình

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TẬP HUẤN KHUYẾN NÔNG (Trang 34 -36 )

4.1.2.1. Đặc điểm địa hình

Địa hình Thái Nguyên phần lớn là đồi núi thấp, trên hai phần ba diện tích đồi núi có độ cao hơn 100m so với mực n−ớc biển, diện tích còn lại là vùng phù sa dọc hai bên sông Cầu và sông Công.

Núi ở Thái Nguyên không cao lắm, đều nằm ở phía nam của cánh cung Đông Bắc. Phía Bắc huyện Đại Từ, huyện Định Hóa và huyện Phú L−ơng thuộc phần cuối của cánh cung dãy Ngân Sơn; núi ở hai huyện Đồng Hỷ và Võ Nhai là phần cuối của dãy Bắc Sơn.

S−ờn núi phía Đông của dãy Tam Đảo (thuộc các xã phía Tây huyện Đại Từ), độ cao trên 1000m, giảm nhanh xuống thung lũng sông Công hình

thành hồ Núi Cốc nhân tạo - một cảnh quan hùng vĩ, trữ tình. Núi ở các vùng khác của huyện Phú L−ơng, huyện Định Hóa chỉ cao khoảng 300m đến 600m, nh− núi Lục Rã cao 656m, núi Mao Len cao 299m.

Phía Đông - Bắc của tỉnh chủ yếu là núi đá vôi có độ cao nh− nhau (500 - 600m). Cao nhất có núi Khau Mao 886m. Các huyện phía nam của tỉnh thuộc vùng trung du, thấp hơn các huyện phía Bắc, có nhiều núi nhô lên v−ợt khỏi vùng đồi thấp, nh− núi Hồ Lệnh 124m, núi Đót 121m, còn lại là vùng đồi trung du và đồng bằng ven sông Cầu, sông Công có độ cao d−ới 100m so với mực n−ớc biển.

Địa hình tự nhiên dốc theo h−ớng Bắc - Nam, phù hợp với h−ớng chảy của sông Cầu và sông Công. Sông Cầu gần nh− là trục đối xứng cả về lãnh thổ (giữa phía Tây và phía Đông) và cả về h−ớng dốc của địa hình.

Tóm lại, cấu tạo địa hình tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên gồm 3 vùng ảnh h−ởng rõ rệt tới thời tiết và khí hậu:

Vùng núi phía Tây và Tây - Bắc (gồm các huyện Định Hóa, Đại Từ, các xã phía Tây huyện Phú L−ơng) là khu vực h−ớng địa hình theo Tây Bắc - Đông Nam, phù hợp với dòng chảy của các con sông. Vùng này chịu ảnh h−ởng nhiều của gió mùa Đông Bắc kết hợp với địa hình cao nên m−a nhiều, l−ợng m−a bình quân hàng năm trên 1.600mm, ven s−ờn dãy Tam Đảo l−ợng m−a trên 2.000mm. Vùng này có các thung lũng rộng, giao thông thuận lợi, có nhiều điều kiện tự nhiên để khai thác và phát triển kinh tế.

Vùng núi phía Đông gồm hai huyện Đồng Hỷ và Võ Nhai, tuy địa hình không cao lắm nh−ng phức tạp, hiểm trở có nhiều núi đá vôi; có thung lũng, sông, suối hẹp và sâu, mật độ sông hồ th−a thớt. Địa hình có h−ớng Tây - Nam. Dãy núi đá vôi đồ sộ từ La Hiên qua Lâu Th−ợng, Đình Cả đến Bắc Sơn. Nhiều khối núi đá vôi rộng lớn hàng trăm km2 nh− ở Thần Sa, Th−ợng Nung, Nghinh T−ờng, đặc biệt là khối núi đá vôi Ph−ơng Giao ở Đông - Nam huyện Võ Nhaị Vùng này khí hậu lạnh, ít m−a nhất, l−ợng m−a d−ới 1.800mm. Đây là vùng có nhiều núi đá, giao thông đi lại khó khăn, gây trở ngại lớn đến phát triển kinh tế.

Vùng có địa hình thấp d−ới 100m gồm phía Nam huyện Phú L−ơng, phía Tây huyện Đồng Hỷ, thành phố Thái Nguyên, huyện Phú Bình, huyện

Phổ Yên, thị xã Sông Công. Vùng đồi trung du nằm xen với đồng bằng phù sa sông Cầu, sông Công. Đây là vùng có mật độ dân c− đông đúc, giao thông thuận lợi cả đ−ờng bộ, đ−ờng sắt và đ−ờng sông.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TẬP HUẤN KHUYẾN NÔNG (Trang 34 -36 )

×