Tình hình nghiên cứu trong n−ớc

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của các chương trình đào tạo tập huấn khuyến nông (Trang 26 - 30)

Trong thời gian qua, giai đoạn 1993 - 2005 Trung tâm Khuyến nông quốc gia đã tổ chức đ−ợc hơn 4.700 lớp tập huấn với khoảng 250.000 l−ợt ng−ời tham gia, bao gồm cả tập huấn chuyên đề cho cán bộ kỹ thuật và tập huấn nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ cho khuyến nông viên. Năm 2003, Trung tâm đã phối hợp với dự án Khôi phục thủy lợi miền Trung (CPO) tổ chức 50 lớp tập huấn cho cán bộ, khuyến nông viên ở 9 tỉnh vùng Duyên Hải miền Trung và thành phố Hồ Chí Minh. Phối hợp với Dự án VIE/95/003 nâng cao năng lực cán bộ cấp tỉnh trong công tác quản lý các dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp do UNDP tài trợ. In ấn và xuất bản tập giáo trình nghiệp vụ khuyến nông đầu tiên với 8 chủ đề. Năm 2001 đã biên soạn bộ giáo trình thứ 2 cho cán bộ khuyến nông với 16 chủ đề. Sau đó xây dựng tiếp bộ tài liệu h−ớng dẫn tổ chức hoạt động cho khuyến nông viên cơ sở (năm 2003). (Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2005) [1].

Hoạt động đào tạo, huấn luyện khuyến nông trong năm 2007 đã đào tạo đ−ợc số l−ợng cán bộ khuyến nông cấp tỉnh, huyện, xã, nông dân chủ chốt nhiều hơn năm 2006, các lớp đào tạo th−ờng gắn liền với mô hình sản xuất và hiện tr−ờng. Nội dung đào tạo, huấn luyện khuyến nông đã đ−ợc cải tiến rõ rệt theo h−ớng thực hành nhiều hơn lý thuyết. Ph−ơng pháp và tài liệu phục vụ công tác đào tạo đã đ−ợc cải tiến rõ rệt theo h−ớng lấy học viên làm trung tâm, ph−ơng pháp giảng dạy khuyến nông có sự tham gia, tài liệu đ−ợc xây dựng và cải tiến. Công tác khảo sát, học tập trong và ngoài n−ớc đ−ợc chú ý đáng kể, lần đầu tiên đã tổ chức đoàn đi học tập khuyến nông ở một số n−ớc phát triển. (Tống Khiêm, 2008) [4].

Tuy nhiên so với các hoạt động khuyến nông khác thì kinh phí dành cho đào tạo, tập huấn còn hạn chế, chỉ chiếm khoảng 5,86%/ tổng kinh phí

phân bổ cho các hoạt động khuyến nông.

Bảng 2.2: Kinh phí phân bổ cho các hoạt động khuyến nông của Trung tâm Khuyến nông quốc gia năm 2007.

STT Hoạt động khuyến nông Kinh phí

(tỷ đồng) Tỷ lệ (%) 1. Trồng trọt 39,93 32,52 2. Chăn nuôi 36,92 30,07 3. Lâm nghiệp 13,30 10,83 4. Khuyến công 12,15 9,89

5. Thông tin, tuyên truyền 9,8 7,98

6. Đào tạo, huấn luyện khuyến nông 7,2 5,86

7. Kiểm tra, giám sát, xăng xe 3,5 2,85

(Nguồn: Bản tin khuyến nông tỉnh Thái Nguyên số 1/2008) [4]

Kinh phí phân bổ cho các hoạt động khuyến nông năm 2008 của Trung tâm Khuyến nông quốc gia đ−ợc thể hiện thông qua bảng 2.3. Nh− vậy là đến năm 2008 kinh phí cho các hoạt động trồng trọt và chăn nuôi sẽ giảm xuống và bên cạnh đó là dành cho các hoạt động đào tạo, tập huấn sẽ tăng lên, cụ thể là 7,2 tỷ đồng (chiếm 5,86%) năm 2007 lên 22,55 tỷ đồng (chiếm 16,39%) vào năm 2008.

Bảng 2.3: Kế hoạch phân bổ kinh phí cho các hoạt động khuyến nông của Trung tâm Khuyến nông quốc gia năm 2008.

STT Hoạt động khuyến nông Kinh phí

(tỷ đồng) Tỷ lệ (%) 1. Trồng trọt 37,14 27 2. Chăn nuôi 30,47 22,15 3. Lâm nghiệp 14,09 10,25 4. Khuyến công 15,71 11,42

5. Thông tin, tuyên truyền 13,69 9,96

6. Đào tạo, huấn luyện khuyến nông 22,55 16,39

7. Kiểm tra, giám sát, xăng xe 2,42 1,76

8. Dự trữ 1,47 1,07

Nh− vậy, bên cạnh việc tổ chức tập huấn cho cán bộ khuyến nông và nông dân ở các địa ph−ơng do các Trung tâm tỉnh quản lý, tổ chức thì hàng năm Trung tâm Khuyến nông quốc gia cũng tổ chức rất nhiều các lớp tập huấn cho cán bộ khuyến nông và nông dân trong cả n−ớc. Nh−ng liệu rằng sau các khóa học, học viên tham gia có tiếp thu đ−ợc những thông tin, kiến thức mà ng−ời làm công tác khuyến nông muốn gửi tớỉ Một lần nữa cần khẳng định: Đánh giá tác động của khóa tập huấn sau khi kết thúc là hết sức cần thiết. Từ đó các nhà tổ chức, quản lý, ng−ời làm công tác khuyến nông có những kế hoạch và điều chỉnh cho hoạt động đào tạo, tập huấn khuyến nông tiếp theọ Tuy nhiên việc đánh giá tác động của đào tạo, tập huấn cho cán bộ khuyến nông và nông dân trong n−ớc vẫn ch−a đ−ợc chú trọng nhiềụ Các đánh giá d−ới đây sẽ cho thấy tầm quan trọng của hoạt động nàỵ

Trong báo cáo đánh giá lớp tập huấn kỹ thuật IPM pha 2 về sản xuất rau: cải bắp, cà chua, đậu ở Hà Nội theo dự án IPM rau pha 2 của AĐA kết luận: sau khóa học áp dụng trên đồng ruộng, đối với cây cải bắp việc sử dụng thuốc trừ sâu giảm tới 70%, thuốc diệt nấm giảm 40%. Đối với cà chua giảm việc sử dụng thuốc trừ sâu là 38% và thuốc diệt nấm là 47%. Đối với đậu việc sử dụng thuốc trừ sâu giảm 52% và thuốc diệt nấm là 27%. Giảm sử dụng phân đạm 20 - 26%, trong khi đó tăng c−ờng bón phân kali 9 - 34%. Và kết quả là năng suất đã tăng lên với 3 loại cây trồng: cải bắp là 14%, cà chua là 27% và đậu là 14%. (Agricultural Development Denmark Asia (AĐA), 2002) [25].

Đánh giá tác động của lớp tập huấn kỹ thuật IPM ở chè tại Phú Thọ của tác giả Lê Toàn vào năm 2002 sau khi lớp tập huấn kết thúc cho thấy: ở một vài huyện đ−ợc tiến hành điều tra tại tỉnh Phú Thọ, sau khi đ−ợc tập huấn áp dụng vào thực tế sản xuất năng suất đã tăng lên là 54% và thu nhập cũng tăng 54%. Bên cạnh đó, trong cùng một giai đoạn nh− vậy thì những hộ nông dân không tham gia vào lớp tập huấn thì năng suất tăng 36% và thu nhập tăng lên 17%. (Le Toan, 2002) [26].

Trong báo cáo đánh giá tác động của lớp tập huấn kỹ thuật IPM ở chè tại Thái Nguyên của tác giả L−ơng Văn V−ợng năm 2002 cũng cho thấy: đã có sự giảm năng suất cây trồng của những hộ nông dân trong năm sau khi

tham gia vào lớp tập huấn. Tuy nhiên là việc sử dụng thuốc trừ sâu đã giảm xuống làm tăng thu nhập cho các hộ nông dân 13%. (Luong Van Vuong, 2002) [27].

Nh− vậy việc nắm bắt tác động của hoạt động đào tạo, tập huấn sau khi kết thúc đến với ng−ời nông dân sẽ giúp ta có cái nhìn khác, sửa đổi, bổ sung trong những khóa tiếp theo nhằm tăng hiệu quả hơn nữạ

Phần 3. Đối t−ợng, nội dung và ph−ơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của các chương trình đào tạo tập huấn khuyến nông (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)