Nghiên cứu thành phần bệnh hại trên củ khoai tây giống và thương phẩm

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NẤM PHYTOPHTHORA INFESTANS GÂY BỆNH MỐC SƯƠNG HẠI CÀ CHUA, KHOAI TÂY VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 2008-2009 TẠI MỘT SỐ TỈNH PHÍA BẮC VIỆT NAM (Trang 71 - 73)

4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.9 Nghiên cứu thành phần bệnh hại trên củ khoai tây giống và thương phẩm

phẩm.

Các tác nhân gây bệnh hại không chỉ hại cây trồng ngoài đồng ruộng mà còn hại cả các bộ phận thu hoạch được bảo quản trong kho. Bệnh hại trên củ thương phẩm sau thu hoạch hoặc củ giống trong điều kiện bảo quản có thể gây giảm hoặc mất chất lượng củ thương phẩm, mất khả năng nảy mầm của củ giống. Điều tra thành phần bệnh trên củ giống và củ thương phẩm của một số giống khoai tây chúng tôi thu được thành phần tác nhân gây bệnh trên củ khoai thể hiện trong bảng 4.12.

Thành phần bệnh hại trên củ khoai tây bao gồm 7 loài trong đó có 2 loài vi khuẩn,5 loài nấm.

Vi khuẩn Erwinia carotovora gây bệnh thối ướt củ khoai tây là bệnh

phổ biến ở các nước trồng khoai tây trên thế giới, gây hại nặng củ khoai tây trong thời gian bảo quản. Ở những củ bệnh thối ướt vỏ thường xuyên chuyển màu nâu, nâu xẫm, củ mềm. Khi ấn tay vào thì vỏ củ dễ dàng vỡ ra, trên bề mặt củ bệnh ở phần mô bệnh đôi khi thấy có bọt nước màu vàng, mùi thối khó ngửi. Nếu cắt thịt củ sẽ thấy thịt củ bị thối nát, có màu vàng nâu. Trong điều kiện bảo quản không đúng kỹ thuật như quá ẩm, thiếu ánh sang, nhiệt độ

tượng đối cao thì bệnh thối ướt sẽ phát sinh mạnh, bệnh thường lây nhiễm qua mắt mầm bị thương, vết sần trên củ

Bảng 4.12. Thành phần tác nhân gây bệnh trên củ khoai tây giống và khoai tây thương phẩm.

Stt Loại

bệnh hại Tên la tinh

Mức độ phổ biến 1 Vi khuẩn Erwinia carotovora ++

2 Nấm Fusarium oxysporum +

3 Nấm Phytophthora infestans + 4 Nấm Spongospora subterranea +

5 Nấm Rhizoctonia solani +++

6 Nấm Helminthosporium solani ++ 7 Vi khuẩn Streptomyces scabies +

Ghi chú: + : tỷ lệ bệnh <10% +++ : tỷ lệ bệnh <26 - 50% ++ : tỷ lệ bệnh <11% - 25% ++++ : tỷ lệ bệnh >50% - : không xuất hiện bệnh

Nấm Fusarium oxysporium.gây bệnh thối khô củ khoai tây là bệnh

nguy hiểm gây thiệt hại lớn ở các nước trồng khoai tây. Bệnh hại ở củ và mầm củ. Củ bị nấm xâm nhiễm nhìn bề ngoài bình thường hoặc hơi nhăn nhưng phần thịt củ có nhiều vòng vân vànnh và nâu bao quanh, ăn sâu vào trong củ có xuất hiện nấm bột màu trắng, trắng hồng. Nấm xâm nhập chậm với củ khoai tây được bảo quản trong thời gian dài.

Helminthosporium solani gây bệnh ghẻ bạc củ khoai tây gây hại với vết

bệnh nhỏ, cục bộ, dạng tròn có màu nâu nhạt trên vỏ củ và chuyển sang màu tối đen khi về già. Phần bệnh có thể bóc vỏ ra gây mất nước trong quá trình bảo quản, củ trở lên xù xì và nhăn.

Spongospora subterranea gây bệnh ghẻ sao củ khoai tây , vết bệnh có

hình sao mô trong vết sao thường khô, dạng bột, sự phát triển mạnh có thể phá vỡ. Nguồn bệnh lây trên củ tồn tại và sống sót nhiều năm, số lượng bào tử trên vết ghẻ sao lớn được lan truyền bằng nước và đất bị bệnh.

Rhizoctonia solani là nấm phổ biến gây hại trên cây trồng ở Việt Nam,

gây hại nặng tới chất lượng củ giống. Trên củ khoai tây nấm xuất hiện ở dạng sợi nấm màu nâu đen, nhỏ bám chặt trên bề mặt củ.

P. infestans gây bệnh mốc sương trên củ khoai tây. Củ khoai tây bị

bệnh thường khô teo, các mô bị bệnh xẫm màu ăn từ phía ngoài vào trong tâm củ khoai, khi cắt lát củ bị bệnh đặt trong điều kiện thích hợp sẽ xuất hiện cành bào tử và bào tử phân sinh.

Các loại tác nhân gây bệnh mức độ phô biến khác nhau trong các loại bệnh hại nấm R.solani xuất hiện nhiều nhất. Vi khuẩn E. carotovora và nấm

H. solani xuất hiện ở mức độ trung bình các loại bệnh hại khác xuất hiện ở

mức thấp.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NẤM PHYTOPHTHORA INFESTANS GÂY BỆNH MỐC SƯƠNG HẠI CÀ CHUA, KHOAI TÂY VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 2008-2009 TẠI MỘT SỐ TỈNH PHÍA BẮC VIỆT NAM (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w