Nghiên cứu khả năng tồn tại của bào tử mốc sương trong đất canh tác

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NẤM PHYTOPHTHORA INFESTANS GÂY BỆNH MỐC SƯƠNG HẠI CÀ CHUA, KHOAI TÂY VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 2008-2009 TẠI MỘT SỐ TỈNH PHÍA BẮC VIỆT NAM (Trang 68 - 71)

4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.8 Nghiên cứu khả năng tồn tại của bào tử mốc sương trong đất canh tác

tác

Bào tử phân sinh của nấm mốc sương không có khả năng tồn tại lâu trong đất canh tác đến mùa vụ sau. Nhưng trong những đợt trồng kế tiếp nhau thì sự tồn tại trong đất của bào tử phân sinh cũng là một nguồn tàn dư nguy hiểm. Khả năng tồn dư trong đất canh tác của bào tử nấm mốc sương bị tác động bởi nhiều yếu tố: nhiệt độ, ẩm độ đất, vi sinh vật có trong đất, thành

phần đất…. Trong điều kiện canh tác của Việt Nam điều kiện về nhiệt, ẩm độ đất không là một yếu tố hạn chế với nấm mốc sương. Mùa đông không quá lạnh nhiệt độ đất không bao giờ xuống duới 00C và sảy ra băng giá, độ ẩm đất khá cao do phương thức tưới rãnh được sử dụng phổ biến. Nhằm tìm hiểu khả năng tồn tại của bào tử mốc sương trong đất canh tác chúng tôi thử nghiệm khả năng tồn tại trong đất của bào tử mốc sương của hỗn hợp các isolate thu được trên khoai tây và isolate thu thập trên cà chua. Tìm hiểu khả năng tồn tại của bào tử mốc sương trong các loại đất có thành phần cơ giới khác nhau có hệ vi sinh vật khác nhau (đất lúa và đất màu) và tác động của hệ vi sinh vật trong đất đối với sự tồn tại của bào tử nấm mốc sương. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.11 và hình 4. 12.

Bảng 4.11. Khả năng tồn tại của bào tử mốc sương P. infestans trong đất canh tác

Thời gian

Tỉ lệ mảnh khoai tây nhiễm nấm P. infestans (%)

Pot mix-08-09 Tom 09

Tự nhiên Xử lý Tự nhiên Xử lý Đất lúa Đất màu Đất lúa Đất màu Đất lúa Đất màu Đất lúa Đất màu 0 96.4 85.71 100 100 91.07 87.5 100 100 7 51,78 33,93 76.79 71,43 50 44.64 60.71 75 14 26,79 5,36 46.43 57.14 26.79 19.64 37.5 58.93 21 7.14 0 17.86 17.86 5.36 1.78 21.43 37.5 28 0 0 8.93 10.71 0 0 14.29 17.86

Hình 4.12. Khả năng tồn tại của bào tử mốc sương P. infestans trong đất canh tác

Khả năng tồn tại trong đất của bào tử nấm mốc sương trong các loại đất khác nhau thì khác nhau. Trong đất trồng lúa nấm có thể tồn tại lâu hơn đất trồng màu. Trong đất đã khử trùng khả năng tồn tại của bào tử nấm là khá cao có thể lên tới hơn 28 ngày. Trong công thức đất tự nhiên không hấp khử trùng nấm chỉ có khả năng tồn tại khoảng 14-21 ngày. Vậy hệ vi sinh vật trong đất có tác dụng tốt đối với việc giảm khả năng tồn tại trong đất của bào tử nấm mốc sương. Trong đất màu tự nhiên thời gian tồn tại cũng như tỉ lệ tồn tại của bào tử nấm thấp hơn hẳn so với đất canh tác lúa nước chứng tỏ trong

đất trồng màu (cà chua) có nhiều nhân tố đối kháng với bệnh mốc sương hơn đất trồng lúa.

Nguồn nấm bệnh thu được trên cà chua và khoai tây có thời gian tồn dư trong đất tương đối bằng nhau sau khoảng 14-21 ngày trên đất canh tác tự nhiên và hơn 28 ngày đối với đất đã khử trùng.

Bào tử nấm mốc sương có thể tồn tại trong đất tới 21 ngày nên khi trồng một đợt khoai tây hoặc cà chua mới trong cùng một mùa vụ sau một đợt đã nhiễm bệnh nên áp dụng các biện pháp xử lý đất nhưng không nên tiêu diệt hoàn toàn hệ vi sinh vật đất.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NẤM PHYTOPHTHORA INFESTANS GÂY BỆNH MỐC SƯƠNG HẠI CÀ CHUA, KHOAI TÂY VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 2008-2009 TẠI MỘT SỐ TỈNH PHÍA BẮC VIỆT NAM (Trang 68 - 71)