Nguyên nhân gây bệnh

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NẤM PHYTOPHTHORA INFESTANS GÂY BỆNH MỐC SƯƠNG HẠI CÀ CHUA, KHOAI TÂY VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 2008-2009 TẠI MỘT SỐ TỈNH PHÍA BẮC VIỆT NAM (Trang 26 - 28)

2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU TRONG

2.3.5 Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh mốc sương cà chua khoai tây được Anton de Bary cà Montagne xác định là do nấm Phytophthora infestans thuộc lớp nấm trứng (Oomycetes), bộ nấm sương mai (Peronosporales).

Nấm có cấu tạo dạng sợi đơn bào.Sinh sản theo hai phương thức vô tính và hữu tính

Phương thức sinh sản vô tính là phương thức sinh sản quan trọng nhất trong việc phát tán tạo thành dịch bệnh trên đồng ruộng. Nấm sinh sản vô tính bằng bào tử phân sinh tạo ra bởi các cành bào tử phân sinh nằm lộ trên bề mặt vết bệnh đặc biệt là dưới vết bệnh. Cành bào tử phân sinh không màu phân nhiều nhánh cấp 1 sole với nhau, trên mỗi đỉnh nhánh có nhiều chỗ phình lồi lõm, đây chính là đặc điểm riêng biệt của cành bào tử nấm P. infestans so với các loài Phytophthora khác. Bào tử phân sinh hình quả chanh yên kích thước trung bình là 22-23x16-2µm. Bào tử có 2 kiểu nảy mầm trực tiếp và gián tiếp. Nếu nhiệt độ môi trường trong khoảng 20-240C bào tử phân sinh sẽ trực tiếp hình thành ống mầm sau đó tạo thành sợi nấm xâm nhập vào tế bào mô cây kí chủ. Nếu nhiệt độ môi trường từ 12-180C trong điều kiện ẩm cao hoặc có giọt nước bào tử phân sinh sẽ giải phóng các du động bào tử (zoospore) có 2 roi. Các du động bào tử này có khả năng chuyển động nhờ có giọt nước sẽ tìm tới

các lỗ khí khổng nảy mầm tạo ra các sợi nấm và xâm nhập vào cây kí chủ. Dù là phương thức nảy mầm trực tiếp hay gián tiếp nhưng khi khi xâm nhập sợi nấm đều dùng phương pháp cơ học là hình thành các vòi hút hình trụ hoặc hình cầu để xâm nhập vào mô lá.

Bệnh lan truyền từ cây này sang cây khác do gió lan truyền bào tử phân sinh, có thể do nước rửa trôi bào tử. Bào tử vô tính có khả năng tồn tại trong đất ẩm từ vài ngày tới vài tuần tuy vậy trong đất khô khả năng này khá hạn chế. Trong điều kiện tồn tại trên bề mặt nước có đất bào tử cũng có thể tồn tại tới vài tuần nhưng trong điều kiện không có đất bào tử chỉ tồn tại được vài ngày. Khả năng qua đông của bào tử trong đất là hạn chế nhất là các tầng đất có phủ băng giá. Khả năng chịu lạnh của bào tử vô tính khá tốt khi nuôi cấy trong môi trường nhân tạo bào tử nấm có thể chịu được nhiệt độ tới -50C trong vòng 1 ngày. Nếu bào tử nấm có khả năng nảy mầm và xâm nhập vào củ khoai tây thì khả năng qua đông của nấm lại rất cao, bào tử cũng có thể sống sót qua đông nếu nằm trên đất bám vào bề mặt củ trong quá trình bảo quản qua đông và là mầm bệnh cho vụ sau.

Phương thức sinh sản hữu tính có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong sự tồn dư của bệnh. Bào tử trứng hình thành khi có sự kết hợp giữa A1 và A2 ở cạnh nhau, cơ quan sinh sản trên sợi nấm là bao trứng (Oogonium), và bao đực (Antheridium). Sau khi phối giao nhân của bao đực dồn sang bao trứng thụ tinh hình thành bào tử trứng lưỡng bội (Oospore) với kích thước khoảng 31x50 µm (Erwin và Ribeiro, 1996). Bào tử trứng có khả năng tồn tại lâu trong đất mà không mất đi khả năng nảy mầm và độc tính. Đặc biệt oospore có khả năng tồn tại trong hạt cà chua là nguồn bệnh đặc biệt nguy hiểm cho vụ sau. Tuy vậy chỉ khi đủ cả 2 chủng nấm cùng với điều kiện lạnh ẩm mới sảy ra hiện tượng sinh sản hữu tính. Hiện tượng này chưa tìm thấy sảy ra ở nước ta.

vào vùng sinh thái cũng như chế độ phòng trừ của từng vùng. Mỗi chủng khác nhau có độc tính khác nhau và khả năng xâm nhiễm trên mỗi giống cà chua, khoai tây là khác nhau chính vì vậy việc xác định chủng nấm tại các vùng sinh thái sẽ đưa ra cơ cấu giống cây trồng thích hợp để giảm tối đa tác hại của bệnh.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NẤM PHYTOPHTHORA INFESTANS GÂY BỆNH MỐC SƯƠNG HẠI CÀ CHUA, KHOAI TÂY VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 2008-2009 TẠI MỘT SỐ TỈNH PHÍA BẮC VIỆT NAM (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w