Khả năng hình thành bào tử và số lượng bào tử hình thành trên mỗi vết bệnh

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NẤM PHYTOPHTHORA INFESTANS GÂY BỆNH MỐC SƯƠNG HẠI CÀ CHUA, KHOAI TÂY VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 2008-2009 TẠI MỘT SỐ TỈNH PHÍA BẮC VIỆT NAM (Trang 61 - 63)

4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.6 Khả năng hình thành bào tử và số lượng bào tử hình thành trên mỗi vết bệnh

mỗi vết bệnh

Mốc sương gây bệnh theo từng đợt trong năm phụ thuộc vào thời tiết. Mức độ hại nặng nhẹ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như thời tiết, cây kí chủ, nguồn truyền lan…. Trong đó, nguồn truyền lan là một trong những yếu tố quan trọng để dự báo bệnh hại. Đối với nấm mốc sương bào tử phân sinh là nhân tố truyền lan bệnh mốc sương trên đồng ruộng cho các đợt trồng tiếp sau. Số lượng bào tử phân sinh được tạo ra lớn từ các đợt trồng trước kết hợp với điều kiệt nhiệt độ ẩm độ thích hợp có thể tạo thành dịch nặng gây mất năng suất đối với các giống nhiễm trồng ở đợt tiếp theo.

Chỉ tiêu về số lượng bào tử hình thành cũng là một chỉ tiêu sinh học quan trọng để đánh giá độc tính của các isolate và mức độ chống chịu của kí chủ đối với sự phát triển của nấm bệnh trong mô cây. Cùng với các chỉ tiêu về thời kì tiềm dục và tốc độ phát triển vết bệnh, chỉ tiêu số lượng bào tử hình thành giúp đánh giá toàn diện về khả năng nhiễm của kí chủ và độc tính của kí sinh.

thu được kết quả thể hiện ở bảng 4.9 và hình 4.9:

Hình 4.9. Số lượng bào tử phân sinh nấm P. infestans/cm2 vết bệnh trên các giống khoai tây, cà chua.

Bảng 4.9. Số lượng bào tử phân sinh nấm P. infestans/cm2 vết bệnh trên các giống khoai tây, cà chua.

Giống Số lượng bào tử phân sinh nấm P. infestans/cm2 vết bệnh

Mix 1 Mix 2 Mix 3 Tom -09

Money maker 5758 5654 5542 8765 Santa clara 7902 7989 7899 7813 Uc 82b 5179 5223 5245 5098 TL 10 11298 11321 11278 11029 T620 11272 11309 11298 10987 Tl 19 12916 13082 12998 12763 T6 15587 15509 15607 15432 CNL 10 10 10 10 Rachal 6066 6105 6078 5976 VL 2500 6745 6722 6698 6523 Diamant 11534 11567 11522 5321 Atlantic 10652 10687 10619 4579 Taurus 5782 5709 5767 2697 Solara 6749 6767 6723 2678 PO3 - - - - TFL 1867 6824 6878 6852 2844

Mật độ bào tử phân sinh/cm2 vết bệnh là khác nhau tuỳ theo từng giống. Giống T6 có mật độ bào tử phân sinh/cm2 là cao nhất. Các giống cà chua nói chung có mật độ bào tử cao hơn các giống khoai tây khảo sát. Các giống TL 10, T620, TL19, T6 có mật độ bào tử phân sinh cao, các giống cà chua còn lại có mật độ bào tử thường ở mức 6000-7000 bào tử/cm2 vết bệnh. Giống chịu bệnh CNL số lượng bào tử tuy là 10 bào tử/cm2 nhưng do vết bệnh rất nhỏ sau 7 ngày chỉ đạt <1cm2 nên số lượng bào tử tạo ra là rất ít. Giống UC 82b số lượng bào tử phân sinh cũng ở mức thấp. Các giống khoai tây thí nghiệm mật độ bào tử phân sinh có mật độ tương đối cao.

Các isolate đều cho kết quả mật độ bào tử tương tự nhau ở các giống như Santa clara, UC 82b, TL 10, T620, TL19, T6, Rachal, VL 25000. Tuy vậy giống Money maker khi lây nhiễm isolate thu thập trên cà chua lại có mật độ bào tử cao hơn hẳn các isolate trên khoai tây. Trên các giống khoai tây isolate thu thập trên cà chua khi lây nhiễm tạo vết bệnh có ít bào tử hơn hẳn các vết bệnh lây nhiễm bởi isolate thu thập trên khoai tây. Vậy có sự khác biệt về tính độc của các isolate thu thập trên khoai tây và cà chua.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NẤM PHYTOPHTHORA INFESTANS GÂY BỆNH MỐC SƯƠNG HẠI CÀ CHUA, KHOAI TÂY VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 2008-2009 TẠI MỘT SỐ TỈNH PHÍA BẮC VIỆT NAM (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w