Ph ụ  lục   2:   Những   thuận   lợi   và   khó   khăn  

Một phần của tài liệu đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng tại Hà Giang (Trang 39 - 43)

đã thực sự giúp người dân,  đặc biệt là phụ nữ và trẻ em nghèo, cải thiện  được sức  khoẻ, giảm chi phí chữa bệnh, giảm tỉ lệ sinh, thực hiện nếp sống văn minh, góp phần  quan trọng vào việc XĐGN và phát triển kinh tế... Người dân nhìn chung hài lòng vì  khi mắc bệnh có thể xuống trạm y tế xã hay đi lên bệnh viện tuyến trên được hưởng  chế  độ khám chữa bệnh miễn phí... Nhưng cũng có ý kiến phàn nàn về thái độ của  một số nhân viên y tế (quát nạt bệnh nhân), về việc phải mua thuốc  đắt tiền v.v.  Người dân được phỏng vấn đều mong muốn được tiếp tục hưởng chế độ khám chữa  bệnh miễn phí. 

 

Theo phản ánh của Sở Y tế, mới chỉ có 50% số bác sỹ và 1/5 số cán bộ y tế xã là người  Hà Giang, chất lượng đội ngũ cán bộ y tế cũng cần phải cải thiện nhiều. Điều này đặt  dấu hỏi về tính  ổn  định và bền vững của hệ thống y tế cơ sở (do cán bộ ngoài  địa  phương thường ít yên tâm công tác lâu dài), đồng thời nêu nhu cầu cấp thiết về đào  tạo cán bộ địa phương cho ngành y tế.  

 

Quyết định 139 đang ở giai đoạn bắt đầu triển khai chỉ có cán bộ biết, còn người dân  còn chưa biết gì về quyết định này. Sở Y tế sẽ phối hợp với sở LĐTB&XH triển khai  quyết định này, dự kiến ngân sách cho 2003 là trên 5 tỷ đồng. Các trưởng thôn đang  tập  hợp  danh  sách  hộ  nghèo  gửi  về  xã,  sau  đó  xã  tổng  hợp  gửi  về  Phòng  TCLĐTB&XH huyện. Với những kinh nghiệm rút ra qua việc triển khai các chương  trình y tế, hy vọng tỉnh Hà Giang sẽ triển khai thắng lợi QĐ 139. 

Khuyến ngh:

1. Tiếp tục áp dụng chế  độ khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, dân  vùng nghèo  

2. Tỉnh cần có kế hoạch đào tạo cán bộ địa phương (bác sỹ, y sỹ, y tá) cho ngành  y tế để bảo đảm tính bền vững của ngành.  

3. Học hỏi kinh nghiệm các tỉnh đã triển khai QĐ 139 để lường trước và xử lý  được những phát sinh/khó khăn. 

Khuyến nông/khuyến lâm/thú y:

Hiện nay, Hà Giang  đã xây dựng  được hệ thống khuyến nông/khuyến lâm/khuyến  ngư/thú y từ cấp tỉnh đến cấp thôn bản và hệ thống này đã phát huy được tác dụng  tích cực của mình. Tỉnh có Trung tâm KN, các huyện có Trạm KN cùng 191 cán bộ KN  xã và 1.285 cán bộ KN thôn bản/3.035 thôn bản (Báo cáo của Sở NN&PTNT). Những  người nghèo, đặc biệt cả người dân tộc, được phỏng vấn đều nói lên vai trò tích cực  của các cán bộ KN/KL/TY trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng KHKT vào  sản xuất và chăn nuôi. Từ đó giúp họ tăng năng suất và tăng thu nhập, cải thiện cuộc  sống. Mỗi cán bộ KN xã được nhận 300‐400.000đ/tháng, còn cán bộ KN thôn bản được  nhận 100.000đ/tháng do xã nuôi (thực tế có nơi cán bộ KN thôn bản chỉ  được nhận  40.000đ/tháng). 

Công tác khuyến lâm được làm tương đối tốt ở Hà Giang, việc giao đất giao rừng cho 

các hộ dân (kể cả hộ nghèo) quản lý  đã làm giảm hẳn tình trạng chặt phá  đốt rừng  làm nương. Ý thức bảo vệ rừng của người dân cao hơn trước rất nhiều do họ nhận  thức rõ được những lợi ích do rừng mang lại. Tuy nhiên, đa số rừng là tái sinh, rừng  tạp. Tuy độ che phủ cao nhưng giá trị kinh tế thấp. Bà con mới có ý thức bảo vệ rừng  nhưng chưa  đầu tư nhiều vào trồng rừng, trừ  ở một số nơi bà con trồng cây công  nghiệp (chè, quế) hay cây ăn quả, trồng cỏ Goatêmala để chăn nuôi (bò, dê). 

Theo cán bộ Sở và Phòng NN&PTNT hệ thống KN/TY vẫn còn nhiều bất cập do năng  lực của đội ngũ cán bộ KN xã còn yếu, họ thường chỉ được đào tạo chuyên về 1 lĩnh  vực, nhưng khi về cơ sở phải làm nhiều lĩnh vực. Trình  độ văn hoá của cán bộ KN  thôn bản thường là cấp 1‐2, mới qua tập huấn vài lần, do đó chưa đáp ứng được yêu  cầu và mong muốn của người dân. Khi phát sinh dịch bệnh, cán bộ cơ sở không tự  giải quyết  được mà phải nhờ cán bộ KH/TY xã và huyện xuống khắc phục. Những  nơi nhóm nghiên cứu đến làm việc không có CLB khuyến nông, mặc dù đây là một  nơi rất hay để người dân có thể gặp gỡ, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm làm ăn. Người  nghèo mong muốn mỗi thôn bản đều có cán bộ KN/TY. 

Các hộ nghèo  được phỏng vấn nhìn chung biết  được trong xã/thôn mình  đang có  những chương trình khuyến nông gì được triển khai (hỗ trợ giá và cước vận chuyển  giống cây, phân bón; tập huấn kỹ thuật trồng lúa lai/ngô lai, tập huấn bảo vệ gia súc,  tiêm phòng cho gia súc, hướng dẫn nuôi dê, trồng rừng, trồng măng Bát  độ, cây sa  mộc, cho vay vốn ưu đãi để nuôi trâu/bò/dê, trồng chè, quế, thảo quả, trồng cỏ ...)   

Thông tin về KN/KL/KN/TY đến với người dân chủ yếu qua sự truyền đạt của cán bộ  KN hay cán bộ thôn. Các kênh khác là qua đài, TV, qua học hỏi hàng xóm v.v. Thông  tin từ huyện xuống xã bằng tiếng phổ thông, ở các xã đa dân tộc (như Thuận Hoà) cán  bộ tuyên truyền bằng tiếng phổ thông, còn ở các xã thuần dân tộc (như Cao Bồ, Sảng  Tủng ...) thì cán bộ chuyển tải thông tin bằng tiếng dân tộc. Điều này cũng gây khó  khăn cho dân do từ ngữ chuyên môn khó hiểu. Người dân phàn nàn là phần lớn các  lớp tập huấn tổ chức cho cán bộ, ít lớp cho người dân trong khi họ cũng có nhu cầu  học tập. 

Nhóm nghiên cứu phát hiện một số việc muốn lưu ý lãnh đạo địa phương:  

1. Bà con một số nơi quay lại sử dụng các giống cũ (lúa Bao thai, ngô) do áp dụng  giống mới không thành công (năm  đầu áp dụng thành công cho năng suất  cao, nhưng năm tới lúa bị sâu đục thân gần như mất trắng).  

2. Do chạy theo thành tích/kế hoạch mà một số  địa phương mua dê kém chất  lượng ở Trung Quốc về bàn giao cho người nghèo, được 1 thời gian ngắn thì  dê chết.

Liên quan đến thông tin về thị trường. Hầu như người dân phải lo mọi việc liên quan 

đến tiêu thụ sản phẩm, cán bộ KN chưa có vai trò gì. Điều này làm tăng khó khăn và  rủi ro cho nông dân, đặc biệt là người nghèo do họ thiếu thông tin về thị trường (nhu  cầu, giá cả). Dịch vụ KN là không phải trả tiền nhưng dịch vụ tiêm phòng gia súc là  500‐1.000đ/con (nhà nước trợ giá 50%). Các nhà khoa học cũng chưa góp được gì đáng  kể cho phát triển sản xuất ở Hà Giang. Quyết định 80 về liên kết 4 nhà chưa thực hiện  được, các nhà khoa học chưa thực sự vào cuộc. 

Khuyến ngh:

1. Tiếp tục củng cố và hoàn thiện các hệ thống KN/KL/TY, đặc biệt là nâng cao  chất lượng và bổ sung đội ngũ cán bộ cơ sở, bổ sung cán bộ KN/TY cho những  bản chưa có.  

2. Cung cấp trực tiếp các thông tin về thị trường giúp người dân biết trồng cây  gì, nuôi con gì; cải thiện việc cung cấp vật tư nông nghiệp tới người nông dân.  3. Đưa các nhà khoa học vào cuộc để cải thiện chất lượng và hiệu quả bộ giống 

cây trồng/vật nuôi. Giúp bà con khắc phục những khó khăn khi áp dụng bộ  giống mới (tiếp tục trợ giá giống và phân bón, hướng dẫn phòng chống sâu  bệnh, hướng dẫn các hộ dân các phương pháp bảo quản sản phẩm sau thu  hoạch...) 

4. Qui hoạch và hướng dẫn/khuyến khích người dân  đầu tư vào lâm nghiệp,  tăng giá trị của rừng 

5. Hỗ trợ đồng bào HMông phát triển chăn nuôi (bò, dê) để nâng cao thu nhập  của họ. Quan tâm đúng mức đến chất lượng của con giống. 

Cht lượng và Hiu qu ca các Chương trình

H tr Xã hi

Thc trng:

Khi được phỏng vấn cán bộ xã và thôn nắm khá vững số người được hưởng trợ cấp  thường xuyên và  đột xuất. Người dân  địa phương  ở những nơi có  đối tượng  được  hưởng trợ cấp cũng nắm được số đối tượng này.   (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trợ cấp thường xuyên dành cho các hộ gia đình chính sách (có công với cách mạng,  thương binh, liệt sĩ), những người thuộc diện 202‐ người già cả cô  đơn, trẻ mồ côi,  người tàn tật v.v mỗi xuất 70.000đ/tháng tương đương với 20 kg gạo (tiêu chuẩn của  nhà nước là 12 kg, Hà Giang hỗ trợ thêm 8kg). Hệ thống này do Phòng TCLĐTB&XH  huyện quản lý và phân phát hàng tháng (có khi người dân lên lĩnh, có khi cán bộ  mang xuống  địa phương). Các chương trình trợ cấp thường xuyên như vậy hướng  đến đối tượng là những hộ nghèo và hộ có hoàn cảnh khó khăn. 

Có vấn để nảy sinh là số người được hưởng trợ cấp đôi khi không được cập nhật kịp  thời nên có hộ hết tiêu chuẩn mà vẫn được hưởng, những hộ mới phát sinh thì không  được. Vẫn có trường hợp các hộ đủ tiêu chuẩn để hưởng trợ cấp nhưng không được 

Một phần của tài liệu đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng tại Hà Giang (Trang 39 - 43)