Cung cấp các dịch v ụ c ơ bản tới người nghèo
Khuyến nghị:
chương trình XĐGN của nhà nước đã giúp người dân được rất nhiều. Họ đặc biệt đánh giá cao những hỗ trợ về giống, tín dụng ưu đãi và chương trình xây bể nước ăn. Về y tế, chương trình DSKHHGĐ cũng được thường xuyên nhắc tới như một yếu tố làm cải thiện cuộc sống, đặc biệt là của phụ nữ.
Bảng 1.5 Sự hỗ trợ của Nhà nước ở tỉnh Hà Giang
Nguồn vốn: các DA 327, 661, 135, Định canh định cư, Chương trình 06, CT Hỗ trợ đồng bào đặc biệt khó khăn, Chương trình mục tiêu Giáo dục và Y tế, văn hoá thông tin và nội lực của tỉnh, đầu tư của người dân ...
Về trồng trọt (trung bình hàng năm tỉnh dành 15‐17 tỷ đồng):
• Đầu tư hỗ trợ 70% giá giống lúa, giống ngô có năng suất cao cho đồng bào các xã
vùng cao và xã khó khăn của vùng thấp, các xã còn lại của vùng thấp được hỗ trợ
50% giá.
• Hộ nghèo, hộ đói được cấp cho không 5kg giống lúa/ngô có năng suất cao và 20kg
phân đạm/vụ
• Hỗ trợ từ 30‐50% giá giống các loại cây ăn quả (xoài, lê, cam, quít v.v.) cho đồng
bào phát triển cây ăn quả
• Hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay ngân hàng cho dân vay vốn trồng chè
• Hỗ trợ 5 triệu đ/ha cho đồng bào mở rộng diện tích cấy lúa và 2 triệu đ/ha để
chuyển đất nương thành ruộng lúa (diện tích gieo trồng tăng hàng năm 300‐700
ha)
• Bỗ trí mỗi xã 1 CBKN để hướng dẫn bà con đưa tiến bộ KHKT vào đời sồng (tỉnh
trả 300.000đ/tháng cho mỗi CBKN)
• Hình thành các vùng cây CN, cây ăn quả: diện tích trồng đậu tương năm 2002 là
9.226 ha (gấp 2,81 lần so với 1995); diện tích trồng chè 13..332 ha tăng 2,14 lần so
với 1995.
Chăn nuôi:
• Tỉnh có chính sách hỗ trợ 100% lãi suất vay ngân hàng trong 3 năm để mỗi hộ
nghèo mua được 1 con trâu/bò
• Hỗ trợ mỗi hộ nghèo vay vốn ưu đãi nuôi 2 con dê trị giá khoảng 1 triệu đồng
• Trợ giá 50% tiền tiêm phòng cho gia sóc
(Nguồn: Báo cáo của Sở KH&ĐT về tình hình KT‐XH và XĐGN cuả Hà Giang từ khi đổi