Chất   lượng   và   hiệu   qu ả  của   các   chương   trình  h ỗ  tr ợ  xã   hội  

Một phần của tài liệu đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng tại Hà Giang (Trang 30 - 31)

người dân cũng có sự khác biệt  ‐ cán bộ nhấn mạnh yếu tố cơ sở hạ tầng và chính  sách, còn người dân chú ý nhiều hơn đến sự nỗ lực của bản thân họ. Tất nhiên, cả hai  nhóm đều nhấn mạnh sự giúp đỡ của nhà nước. 

Bảng 1.7 Sự khác biệt giữa số liệu chính thức về tỉ lệ hộ nghèo do trưởng thôn cung cấp với kết quả phân loại ởđa số các thôn. Tổng hợp đánh giá của trưởng thôn với 2

nhóm nam và nữ do nhóm nghiên cứu thu được:

Thôn (xã, huyện) Tỉ lệ hộ nghèo theo báo cáo (%)

Tỉ lệ hộ nghèo theo bà con đánh giá (%)

Hoà Bắc (Thuận Hoà, Vị Xuyên) 8,5% 24%

Lũng Rầy (Thuận Hoà, Vị Xuyên) 13,51% 32,4%

Thác Tậu (Cao Bồ, Vị Xuyên) 6,5% (2003) 32.6% Chất Tiền (Cao Bồ, Vị Xuyên) 6,0% (2003) 38.89% Tả Lủng A (Sảng Tủng, Đồng Văn) 39,4% 23.19% Lùng Thàng (Sảng Tủng, Đồng Văn) 42,8% 29% Nhèo Lủng (Thài Phìn Tủng, Đồng Văn) 25,5% 54% Tả Lủng Chứ (Thài Phìn Tủng, Đồng Văn) 22,4% 73.47%

Dù sự so sánh là khập khiễng do sử dụng các tiêu chí khác nhau, điều đặc biệt cần lưu  tâm ở đây là người dân phản ánh ở tất cả các thôn được khảo sát vẫn còn một số hộ  đói (thiếu  ăn từ 4‐6 tháng, nhà cửa tạm bợ, không có tài sản gì  đáng giá, thường  không có trâu bò, năng lực làm ăn kém, đất trồng trọt có nhưng xấu hoặc xa nguồn  nước.v.v.).  

S khác bit gia tiêu chun v nghèo ca người nghèo và tiêu chun ca nhà nước:

Theo những người  được phỏng vấn,  đặc biệt là cán bộ cơ sở, tiêu chuẩn nghèo của  nhà nước chỉ thuần tuý dựa trên thu nhập của mỗi hộ. Đánh giá chính xác điều này  đối với các hộ nông dân là một việc rất khó. Tiêu chuẩn  đánh giá của người dân  thường dựa trên các biểu hiện sau: 

• Nhà cửa và tài sản trong nhà 

• Đất đai (đất ruộng, nương và đất rừng): diện tích và chất lượng đất, vị trí có  gần nguồn nước hay không 

• Lương thực để ăn  • Số gia súc (trâu, bò, dê)  • Tài sản do bố mẹ để lại 

• Năng lực làm kinh tế, trình độ văn hoá  • Sức lao động trong gia đình 

Cách đánh giá này là tương đối đầy đủ, chính xác và không phụ thuộc vào thời điểm.  Tuy nhiên, nó lại mang tính  địa phương (thường là cấp thôn bản) nên rất khó tổng  hợp trên phạm vi rộng (huyện, tỉnh). Tuy nhiên, theo tác giả cách  đánh giá này là  hoàn toàn khoa học xét dưới góc độ phân tích xu hướng của nghèo. 

 

Một phần của tài liệu đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng tại Hà Giang (Trang 30 - 31)