thôn đi từng nhà điền vào tờ khai, sau đó trưởng thôn và cán bộ thôn lập danh sách gửi lên xã. Có một vài nhóm nói họp xóm thông qua danh sách hộ nghèo, còn đa số trả lời đây chủ yếu là công việc của cán bộ xã và bản, người dân chỉ được thông qua, ít được tham gia.
Theo cán bộđịa phương, các hộ ở nơi khác đến định cư nhưng không đăng ký hộ khẩu thì không được đưa vào danh sách hộ nghèo, không được cấp bìa đỏ và lâm bạ. Những hộ này do vậy bị thiệt thòi nhiều. Điều duy nhất là con em của họ vẫn được đi học như trẻ địa phương. Tuy nhiên, cán bộ xã nói về lâu dài họ sẽ được đăng ký hộ khẩu và được hưởng đầy đủ quyền lợi như người địa phương như trường hợp hàng trăm hộ người HMông từ Quản Bạ và Yên Minh về định cư tại xã Thuận Hoà từ năm 1979 nay đã được hợp thức hoá (được nhập hộ khẩu và cấp đất).
Những người nghèo được phỏng vấn trả lời họ biết được quyền lợi của mình qua cán bộ thôn phổ biến, nghe qua đài hay xem TV. Nam giới biết rõ hơn phụ nữ (do họ hay đi họp thôn hơn??). Theo họ, hộ nghèo được hưởng những quyền lợi như được trợ giá giống lúa (50%), hỗ trợ tấm lợp (70 tấm/hộ), xây bể nước ăn, vay vốn ưu đãi để nuôi trâu/bò và gần đây là nuôi dê, được khám chữa bệnh miễn phí, không phải đóng gì cho việc học hành của con cái v.v Nhìn chung, hộ nghèo được hưởng nhiều ưu đãi
3) áp dụng chung cho tất cả các loại hộ nên các hộ không nghèo cũng được hưởng nhiều quyền lợi: trợ giá giống lúa (30%), khám chữa bệnh miễn phí, xây bể nước, vay vốn ưu đãi v.v.
“Cần hỗ trợ cả người nghèo và người khá vì người nghèo hiểu biết không
bằng người khá, còn người khá làm để người nghèo học theo.” (Chủ tịch xã Thài Phìn Tủng, huyện Đồng Văn)
Về bảo quản sản phẩm nông nghiệp, bà con dân tộc Dao và HMông lo lắng về việc ngô lai thu hoạch về để trong nhà (theo phương pháp bảo quản truyền thống) sau mấy tháng là bị mọt hết. Ngược lại, các hộ người Kinh có kinh nghiệm bảo quản (đem tách hạt và phơi dưới nắng 2‐3 lần, sau đó có thể để cả năm). Điều này đặt nhu cầu cần phải giúp các hộ dân các phương pháp bảo quản lương thực sau thu hoạch đơn giản và
hiệu quả.
Công tác quản lý ruộng đất: theo cán bộ và người dân được phỏng vấn, tỉnh Hà
Giang triển khai công tác giao đất giao rừng cho người dân khá sớm ‐ từ năm 1992. Đến năm 1996 hoàn thành giao đất và năm 1999 hoàn thành giao rừng cho dân. Người dân được cấp sổ đỏ và lâm bạ, do vậy họ yên tâm đầu tư vào sản xuất, bảo vệ rừng. Họ nhấn mạnh việc giao đất giao rừng này đặc biệt có ý nghĩa trong việc bảo vệ môi trường. Bà con phản ảnh họ đã chấm dứt tình trạng phá rừng làm nương, tăng tỉ lệ che phủ của rừng lên 39%. Bà con ở xã Cao Bồ nói do được giao đất giao rừng nên bà con đã trồng chè cho thu nhập cao (lúc được giá tới 2000đ/kg, nhưng hiện nay chỉ được 1300‐1500đ/kg). Bà con HMông nói họ tận dụng đất rừng để phát triển chăn nuôi bò và dê. Hiện nay, nhiều tỉnh trong nước đang tiến hành công tác dồn điền đổi
thửa, nhưng ở những nơi nhóm nghiên cứu đến làm việc thì không có hoạt động này.
Khuyến nghị:
1. Tỉnh tiếp tục triển khai các hoạt động XĐGN với qui mô như hiện nay – ưu tiên vùng sâu vùng xa, chú ý huy động các nguồn lực và nâng cao tính năng động của địa phương;
2. Hỗ trợ xây dựng và khuyến khích các mô hình làm ăn/XĐGN giỏi; chuyển đổi/đa dạng hoá cơ cấu cây trồng, vật nuôi; quan tâm đầu tư nghiên cứu thị trường và sản xuất thực phẩm sạch; giới thiệu các công nghệ bảo quản và chế biến lương thực đơn giản cho các hộ gia đình (ngô, lúa) v.v.
3. Cần quan tâm nhiều hơn đến tính bền vững của XĐGN và phát triển của Hà Giang thông qua phát huy nội lực. Tỉnh nên tổ chức đánh giá các sáng kiến, mô hình XĐGN để rút ra được những kinh nghiệm và bài học cần thiết. Cần tránh bệnh thành tích ...
4. Tiếp tục đầu tư hoàn thiện các công trình hạ tầng cơ sở (đường giao thông, cầu cống điện, điện thoại, phủ sóng truyền hình v.v.) cho các vùng sâu, vùng xa. Cần có các giải pháp duy tu bảo dưỡng để các công trình HTCS phát huy được hiệu quả lâu dài.
Sự tham gia vào việc ra Quyết định ở Địa
phương và tạo Quyền cho các Hộ nghèo
Về việc triển khai Nghị định 29 ở cấp xã tại Hà Giang. Theo Báo cáo năm 2002 của
UBND tỉnh, ông chủ tịch UBND tỉnh là trưởng Ban chỉ đạo thực hiện qui chế DCCS và Ban đã tổ chức họp 1 lần năm 2002. Nghị định 29 đã được triển khai ở Hà Giang theo cách thức giống như ở các tỉnh khác là UBND giao cho Mặt trận tổ quốc chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện. ở cấp cơ sở, MTTQ xã giao cho trưởng thôn (hay bí thư) trực tiếp phổ biến trước hết cho cán bộ và đảng viên trong thôn, sau đó phổ biến cho dân bằng cách đọc tài liệu về Nghị định 29 cho dân nghe tại các cuộc họp thôn. Tại những nơi đoàn đến làm việc không địa phương nào nói có thảo luận về nghị định 29 với người dân. Đa số cán bộ các xã và thôn được phỏng vấn trả lời có biết về NĐ 29, trừ những trường hợp cán bộ mới được bổ nhiệm. Đa số người dân được phỏng vấn, đặc biệt là ở những vùng người dân tộc nghèo, trả lời họ “hình như có nghe
trưởng thôn/hay bí thư phổ biến tại cuộc họp thôn, nhưng nghe câu được câu mất.”
Nhiều cán bộ địa phương hiểu sự tham gia của người dân dưới góc độ, được biết thông tin, được tham gia đóng góp tiền của, sức lao động hay vật chất – tức là mới ở dạng “biết và làm” ít được “bàn và kiểm tra.” Những người dân được phỏng vấn nói là họ “chỉ được nghe phổ biến các chủ trương, nghị quyết của cấp trên chứ ít khi được phản
hồi lại, trên đã quyết thì dân phải làm theo thôi.” Ví dụ: người dân tham gia đóng góp 30‐ 40% vào chương trình giao thông nông thôn, chủ yếu bằng công sức; đóng góp gỗ và công sức cho xây dựng các điểm trường v.v.
Cá biệt có trường hợp người dân vẫn phải đóng góp lao động công ích mặc dù đã
quá tuổi (xã Thuận Hoà). Người dân phản ảnh chính sách nhà nước là đúng đắn
nhưng khi triển khai tại cơ sở thì chưa công bằng (có tình trạng ưu tiên họ hàng cán
bộ, làm thất thoát VLXD ...
Về triển khai chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng: UBND tỉnh ngay từ khi có
chương trình 135 đã “phân cấp quản lý cho Chủ tịch UBND huyện được quyết định đầu tư, phê duyệt thiết kế kỹ thuật và dự toán và nghiệm thu công trình XD HTCS (công trình dân dụng, dân sinh ≤ 200 triệu đồng; nước sinh hoạt ≤ 100 triệu đồng và thuỷ lợi điện ≤ 50 triệu đồng (Báo cáo thực hiện CT 135 năm 2001 của UBND tỉnh Hà
Giang). Qua phỏng vấn, có nhiều ý kiến từ xã là việc triển khai xây dựng các công trình lớn tại xã (như trường học, trụ sở, trạm y tế 2 tầng) chủ yếu là công việc của Ban quản lý huyện và nhà thầu, xã ít được tham gia, mà chỉ được bàn giao công trình. Cán bộ tỉnh và huyện giải thích là ở một số nơi chưa thể giao cho các xã làm chủ dự án xây dựng hạ tầng cơ sở do họ chưa đủ năng lực chuyên môn để đọc bản vẽ, giám sát và quản lý các dự án này. Nhìn chung, các xã mới được giao làm các công trình đơn giản như xây điểm trường, trụ sở thôn bản, kênh mương bê tông nhỏ v.v. Điều này khẳng định nhu cầu bồi dưỡng năng lực cho cán bộ xã và cán bộ địa phương để trong tương lai gần họ đảm đương nổi những công việc này.
“Nếu nhà nước biết tận dụng sức dân, tạo thu nhập cho người nghèo, tăng
hiệu quả công trình thì các dự án làm đường nên đưa về cho xóm làm, người
dân nhất trí cao thì họ khắc làm thôi mà.” (nhóm cán bộ thôn Tả Lủng Chứ, xã Thài Phìn Tủng, huyện Đồng Văn)
Cán bộ cơ sở (cấp xã, thôn) cũng hiểu rõ tác dụng của dân chủ cơ sở, rằng nếu người dân được biết được bàn thì cán bộ sẽ tranh thủ được sự đồng tình của dân, người dân sẽ tham gia và đóng góp dễ dàng, thoải mái hơn. Một ví dụ cụ thể là chương trình giao thông nông thôn, tỉnh hỗ trợ 40‐50 triệu đồng và dân đóng góp công sức là làm