3. Hoàn thiện phối thức marketing mix của công ty –
3.2. Giá xuất khẩu.
Giá hàng xuất khẩu phải dựa vào quan hệ cung cầu trên thị trờng quốc tế. Để có đợc mức giá thích hợp, cần thiết phải nghiên cứu và theo dõi những biến động của thị trờng theo thời gian, nhu cầu và thị hiếu, tình hình cạnh tranh. Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, việc định giá, đó là giá bán trực tiếp hay giá gia công đều phải đảm bảo nguyên tắc bù đắp chi phí và có lãi.
khung giá cho từng loại sản phẩm xuất khẩu trên cơ sở nghiên cứu và phân tích chi phí, giá cả thị trờng quốc tế và giá sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh.
Theo vị thế cạnh tranh hiện nay, công ty có thể duy trì mức giá bán sản phẩm trên cơ sở cải tiến chất lợng nhờ đó tạo ra một quan hệ giá cả/chất lợng cao hơn, có lợi hơn cho khách hàng. Đây thực chất là hình thức giảm giá tơng đối nhng không làm giảm uy tín về chất lợng sản phẩm. Với việc cung ứng sản phẩm có quan hệ giá cả/chất lợng tốt hơn, khả năng cạnh tranh về giá của sản phẩm xuất khẩu của công ty sẽ đợc tăng lên.
Một cách khái quát, chính giá sản phẩm xuất khẩu của công ty trong tơng lai cần phải vận động theo hớng làm tăng giá trị của sản phẩm xuất khẩu trên cơ sở vẫn giữ đợc lợi thế cạnh tranh về giá. Công ty cần phấn đấu xuất khẩu trực tiếp, bán theo giá CIF, vừa có lợi nhuận cao, nắm bắt đợc nhu cầu của thị trờng một cách nhanh nhạy và cũng góp phần phát triển ngành vận tải Việt Nam, tăng thêm GDP cho đất nớc.
Dựa trên cơ sở nâng cao chất lợng sản phẩm xuất khẩu, công ty có thể chủ động trong chính sách giá: giá trần, giá sàn, giá góp phần nâng cao hình ảnh của công ty. Giá của sản phẩm xuất khẩu phải linh động, đáp ứng đợc nhu cầu của thị trờng.