- Tổn thất chung: Tổn thất chung gây ra bởi hoặc do hậu quả của hành động tổn thất chung, đó là sự hi sinh một số ít quyền lợi của chủ hàng, chủ tàu nhằm cứu vãn an
2.4.3. Nguyên lý giải quyết tranh chấp và cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế
tranh chấp trong bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế
Mọi tranh chấp có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hàng hóa, trước tiên thường được giải quyết bằng thương lượng.
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp dựa vào thiện chí, trung thực của các bên liên quan và sự vụ phát sinh tranh chấp để giải quyết theo hướng có lợi cho cả hai bên và phù hợp với luật pháp quốc gia và quốc tế.
Trường hợp tranh chấp trong bảo hiểm hàng hóa không được giải quyết bằng thương lượng, Trọng tài hoặc Tòa án có thẩm quyền là nơi giải quyết các tranh chấp. Điều kiện để giải quyết trong trường hợp này là nguyên đơn phải gửi đơn khởi kiện tại Trọng tài hoặc Tòa án có thẩm quyền. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, Tòa dân sự hoặc Tòa kinh tế thuộc Tòa án nhân dân cấp Tỉnh, Thành phố có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế. Trường hợp tranh chấp có ít nhất một bên là tổ chức, cá nhân nước ngoài thì các bên tham gia hợp đồng có thể thỏa thuận đưa tranh chấp ra giải quyết tại Tòa án nước ngoài.
Thời hiệu khởi kiện được quy định rõ trong quy tắc bảo hiểm hoặc được quy định trong luật pháp liên quan. Theo Điều 257 Bộ luật hàng hải Việt Nam thời hiệu khởi kiện liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hàng hải nói chung bảo hiểm hàng hóa vận chuyển biển nói riêng là hai năm, kể từ ngày phát sinh tranh chấp.
So với hệ thống pháp luật quốc tế, quy định về thời hiệu khởi kiện trong Bộ luật hàng hải Việt Nam khác biệt với Quy tắc Hague 1924 và Quy tắc Hague Visby 1968 song lại tương đồng với Công ước Hamburg 1978. Quy tắc Hague 1924 và Quy tắc Hague Visby 1968 quy định thời hiệu khởi kiện là một năm kể từ ngày giao hàng hoặc đáng lẽ phải giao hàng.
Theo quy định Tại Việt Nam hiện nay, nếu có tranh chấp về bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu thì luật áp dụng trước hết là Bộ luật hàng hải Việt Nam và luật kinh doanh bảo hiểm, ngoài ra còn phải áp dụng Luật ngoại thương và các pháp luật có liên quan khác.
Trường hợp việc giải quyết tranh chấp được tiến hành tại Tòa án nước ngoài thì áp dụng luật nơi thụ lý vụ án để giải quyết tranh chấp.
Tóm lại, chương 2 của luận văn đã đề cập một cách có hệ thống đến những vấn đề
cơ bản nhất về hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế từ những điểm khái quát đến đặc trưng, cơ sở pháp lý cũng như các nội dung chủ yếu của loại hợp
đồng này. Những vấn đề chủ yếu được đặt ra và giải quyết trong chương 2 của luận văn bao gồm:
- Trên cơ sở các khái niệm chung về hợp đồng bảo hiểm được đề cập trong Luật kinh doanh bảo hiểm 2000; Bộ luật dân sự 2005 và Bộ luật hàng hải Việt Nam 2005, luận văn đã làm rõ khái niệm về hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế.
- Chỉ ra hai loại hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế là hợp đồng bảo hiểm chuyến và hợp đồng bảo hiểm bao. Đây là hai dạng hợp đồng đặc thù chỉ có trong bảo hiểm hàng hóa vận chuyển.
- Xác định thời điểm hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế với những nét khác biệt hoàn toàn so với các loại hợp đồng bảo hiểm khác.
- Làm rõ đặc trưng pháp lý của hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế, trong đó hai đặc trưng nổi bật nhất tạo nên sự khác biệt cơ bản với các hợp đồng bảo hiểm khác là: hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế có tính nước ngoài và chịu sự điều chỉnh của một hệ thống các quy định pháp lý phức tạp.
- Nhấn mạnh những cơ sở pháp lý của hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế mà bất kỳ người bảo hiểm nào kinh doanh trong lĩnh vực này phải nắm rõ để giao kết, thực hiện hợp đồng bảo hiểm và đòi người thứ ba.
- Nêu bật những nội dung cốt lõi của hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế từ đối tượng bảo hiểm; phạm vi bảo hiểm và loại trừ bảo hiểm trong từng điều kiện bảo hiểm hiện đang áp dụng đến các điều khoản quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên khi giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm này.
- Luận văn cũng đề cập đến những nội dung liên quan đến vấn đề khiếu nại đòi bồi thường tổn thất trong bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế bao gồm cả khiếu nại đòi bồi thường tổn thất của người được bảo hiểm và khiếu nại của người bảo hiểm đòi người vận chuyển đồng thời chỉ ra nguyên lý giải quyết tranh chấp.
Những vấn đề được đặt ra và giải quyết trong chương 2 dựa trên cơ sở bám sát với việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc
tế trong thực tiễn kinh doanh. Chính vì vậy, kết quả nghiên cứu ở chương 2 không những có ý nghĩa đối với việc tìm kiếm các giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm hàng hải ở Việt Nam ở chương 3 mà còn có ý nghĩa đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm trong thực tiễn.
Chương 3
Hiện trạng thực thi và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế
Trên nền tảng những nghiên cứu ở chương 1 và chương 2, mục tiêu của chương 3 của đề tài là tìm kiếm những giải pháp hoàn thiện hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế. Trước khi đi đến tiêu điểm đó, đề tài sẽ đề cập đến hiện trạng thực thi pháp luật về bảo hiểm hàng hóa ở Việt Nam. Phần nghiên cứu này tập trung chủ yếu vào những điểm tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Đây sẽ là căn cứ để tìm kiếm và xây dựng các giải pháp và kiến nghị phục vụ cho mục tiêu của đề tài.