Các nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm hàng hả

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế pptx (Trang 25 - 28)

- Tổn thất chung: Tổn thất chung gây ra bởi hoặc do hậu quả của hành động tổn thất chung, đó là sự hi sinh một số ít quyền lợi của chủ hàng, chủ tàu nhằm cứu vãn an

1.2.2. Các nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm hàng hả

Bảo hiểm hàng hải nói chung và bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế nói riêng phải tuân thủ 5 nguyên tắc cơ bản, đó là: quyền lợi có thể bảo hiểm, trung thực tối đa, bồi thường, thế quyền và bảo hiểm rủi ro.

Nguyên tắc thứ nhất: Quyền lợi có thể bảo hiểm

Đây là nguyên tắc đầu tiên trong 4 nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm hàng hải. Theo Luật bảo hiểm hàng hải Anh 1906 (MIA1906), sẽ là một vi phạm nếu người nào thực hiện một hợp đồng bảo hiểm mà không có quyền lợi có thể bảo hiểm trên đối tượng bảo hiểm hoặc không dự kiến hợp lý để tiếp nhận quyền lợi ấy.

Theo Luật kinh doanh bảo hiểm nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyền lợi có thể được bảo hiểm là yếu tố để xác lập và thực hiện hợp đồng bảo hiểm. Một người chỉ có thể tham gia bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm và được hưởng lợi từ hợp đồng bảo hiểm đó, khi người này có quyền lợi có thể bảo hiểm được pháp luật thừa nhận.

Trong bảo hiểm tài sản, quyền lợi có thể được bảo hiểm là quyền sở hữu, hoặc quyền chiếm hữu, quyền sử dụng tài sản. Như vậy, người có quyền lợi có thể bảo hiểm là người có quyền sở hữu hoặc người được người sở hữu trao quyền chiếm hữu và sử dụng tài sản được bảo hiểm.

Quyền lợi có thể được bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển thể hiện khi hàng hóa được đặt vào tình thế phải chịu hiểm họa hàng hải và người được bảo hiểm phải có quan hệ pháp lý với hàng hóa, họ sẽ được hưởng lợi nếu hàng hóa đó được bảo toàn hay về đến bến đến đúng hạn và bị thiệt hại khi hàng hóa đó bị tổn thất, hay bị cầm giữ hoặc phát sinh trách nhiệm.

Nguyên tắc thứ hai: Trung thực tuyệt đối

Đặc trưng của hợp đồng bảo hiểm hàng hải là khi giao kết hợp đồng, doanh nghiệp bảo hiểm thường không thể tiếp xúc trực tiếp đối tượng bảo hiểm để đánh giá rủi ro. Vì vậy, hợp đồng bảo hiểm hàng hải nói chung và hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển nói riêng phải được giao kết trên cơ sở trung thực tuyệt đối. Trung thực tuyệt đối ngụ ý phải khai báo đầy đủ và chính xác mọi thông tin cần thiết mà bên mua bảo hiểm đã biết hoặc coi như đã biết. Người mua bảo hiểm phải kê khai và trình bày đúng tất cả các sự việc cụ thể có liên quan đến hàng hóa được bảo hiểm những sự việc mà họ biết hoặc phải biết trong công việc thương mại bình thường. Bổn phận trung thực cũng ràng buộc cả người bảo hiểm. Họ không thể xúi giục khách hàng thực hiện một hợp đồng bảo hiểm mà họ biết là không hợp pháp hoặc họ không thể nhận bảo hiểm một rủi ro mà họ đã biết không còn nữa trong khi người yêu cầu bảo hiểm chưa biết.

Nguyên tắc thứ ba: Bồi thường

Bồi thường là nguyên tắc cơ bản quan trọng nhất của bảo hiểm nói chung, bảo hiểm hàng hải nói riêng và cũng vì mục đích này mà bảo hiểm tồn tại.

Bồi thường là một cơ chế mà công ty bảo hiểm sử dụng để cung cấp khoản bồi thường tài chính, với mục đích khôi phục tình hành tài chính ban đầu cho người được bảo hiểm sau khi tổn thất xảy ra. Bồi thường trong bảo hiểm hàng hải là bồi thường theo cách thức và mức độ thỏa thuận, được xác định trên cơ sở là hợp đồng và theo quy định của luật pháp. Về nguyên tắc số tiền bồi thường tối đa mà người được bảo hiểm nhận trong mọi

trường hợp không thể vượt quá giá trị thiệt hại mà người đó gặp phải trong sự kiện bảo hiểm. Thực hiện nguyên tắc này nhằm tránh hiện tượng gian lận, kiếm lời không hợp pháp từ hoạt động bảo hiểm.

Nguyên tắc thứ tư: Thế quyền

Là một hệ quả tất yếu của nguyên tắc bồi thường, nhằm ngăn ngừa một người có thể đòi bồi thường từ hai nguồn về cùng một tổn thất với mục đích trục lợi. Nguyên tắc thế quyền được thể hiện: sau khi bồi thường cho người được bảo hiểm, người bảo hiểm có quyền thay thế người được bảo hiểm để đòi bên có trách nhiệm bồi hoàn trong giới hạn số tiền bồi thường đã trả. Điều 79-MIA1906 quy định:

Nếu người bảo hiểm thanh toán tổn thất toàn bộ, hoặc một phần của đối tượng bảo hiểm thì người bảo hiểm có quyền hưởng quyền lợi của người được bảo hiểm về bất kỳ cái gì còn lại của đối tượng bảo hiểm đã được bồi thường và do đó người bảo hiểm được người được bảo hiểm chuyển lại mọi quyền hạn và hưởng quyền được bồi thường về đối tượng đó kể từ khi tai nạn gây ra tổn thất… [3].

Điều 247 Bộ luật hàng hải Việt Nam cũng đã quy định: "Khi trả tiền bồi thường cho người được bảo hiểm, người bảo hiểm được quyền truy đòi người có lỗi gây ra tổn thất đó (gọi là người thứ ba) trong phạm vi số tiền đã trả. Người bảo hiểm thực hiện quyền này theo quy định đối với người được bảo hiểm" [2]. Như vậy, thế quyền là một nguyên tắc mang tính chất luật định nhằm ngăn ngừa hiện tượng trục lợi trong quan hệ bảo hiểm.

Nguyên tắc thứ 5: Bảo hiểm rủi ro

Trong lĩnh vực bảo hiểm kinh doanh, trừ một số nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ như bảo hiểm trọn đời, bảo hiểm hỗn hợp, mọi nghiệp vụ bảo hiểm khác đều bảo hiểm cho những rủi ro có tính bất ngờ, bấp bênh (xảy ra hoặc không xảy ra) chứ không bảo hiểm cho sự chắc chắn. Trong bảo hiểm trọn đời, người bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng khi người được bảo hiểm bị chết vào bất kỳ thời điểm nào sau khi hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực. Trong bảo hiểm hỗn hợp nhân thọ, người bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm khi người được bảo hiểm bị chết trước thời điểm đáo hạn hợp đồng hoặc khi người được bảo hiểm còn sống đến thời điểm đó. Như vậy, trong hai loại hợp đồng này, nếu không có

việc hủy hợp đồng thì việc người bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm là chắc chắn và tính bấp bênh chỉ còn lại là trả tiền vào thời điểm nào mà thôi.

Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế là loại bảo hiểm rủi ro chứ không phải bảo hiểm cho sự chắc chắn. Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, cả người mua bảo hiểm và người bảo hiểm đều không thể khẳng định rủi ro có xảy ra hay không. Việc người bảo hiểm có phải bồi thường cho người được bảo hiểm hay không hoàn toàn không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của bên nào mà phụ thuộc vào hành trình vận chuyển hàng hóa có xảy ra rủi ro được bảo hiểm hay không. Chính vì vậy, nếu một hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế được giao kết khi người mua bảo hiểm đã biết có rủi ro xảy ra cho hàng hóa hoặc nếu người bảo hiểm đã biết là hàng hóa đã về đến đích an toàn sẽ trở nên vô hiệu.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế pptx (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)