KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ NAM HÀ (Trang 83 - 85)

4.1. Kết luận

Trong quá trình làm rút ngắn tiến trình mở cửa, hội nhập kinh tế của Việt Nam không thể không xem xét tới việc cải tiến và hoàn thiện công tác kế toán nói chung và KTQT nói riêng. Việc nghiên cứu và hoàn thiện mô hình tổ chức công tác KTQT chi phí, giá thành trong Công ty CPCNTT Nam Hà có giá trị về lý luận và thực tiễn. Qua toàn bộ nội dung đã trình bày trong luận văn, với phạm vi và điều kiện nhất định, tôi đã nghiên cứu và giải quyết được những vấn đề cơ bản sau:

1. Đã trình bày và góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận của KTQT nói chung và KTQT chi phí, giá thành sản phẩm nói riêng thông qua các nội dung chủ yếu về việc tổ chức xây dựng mô hình KTQT chi phí trong các doanh nghiệp.

2. Đã trình bày khái quát và đánh giá thực trạng về tổ chức công tác KTQT chi phí và giá thành tại Công ty CPCNTT Nam Hà. Trên cơ sở xem xét thực tế, luận văn đã chỉ rõ công tác KTQT chi phí và giá thành tuy mới được áp dụng trong Công ty nhưng cũng đã có những hiệu quả nhất định. Song công tác KTQT hiện nay của Công ty CPCNTT Nam Hà vẫn còn khá mới mẻ và chưa thật sự đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin theo quản trị hiện đại.

3. Thông tin kế toán về chi phí hiện tại của Công ty CPCNTT Nam Hà hoàn toàn có thể phân loại theo cách ứng xử của chi phí (định phí, biến phí) nhằm phục vụ cho việc phân tích cấu trúc C-V-P. Các thông tin mà kế toán quản trị cung cấp đa phần là thông tin quá khứ, có độ trễ lớn, chưa thực sự phát huy hiệu quả cho công tác hoạch định chiến lược và ra quyết định kinh doanh.

4. Tuy nhiên qua phân tích biến động chi phí giữa thực tế và kế hoạch của tàu Thanh Xuân 16 và phân tích biến động chi phí qua 3 năm 2006-2008 cũng đã cho thấy xu hướng hiệu quả trong công tác quản lý chi phí tại Công ty. Trong thời gian tới Công ty cần phát huy những điểm đã đạt được và khắc phục những thiếu sót trong công tác quản lý chi phí.

4.2. Kiến nghị

Qua thời gian nghiên cứu thực tế tại Công ty tôi có một số kiến nghị: - Đối với việc xây dựng hệ thống kế toán quản trị:

+ Công ty nên mở rộng hơn nữa các phần hành của kế toán quản trị để áp dụng vào trong Công ty thay vì chỉ áp dụng kế toán quản trị chi phí và giá thành như hiện nay. Công ty có thể áp dụng thử phương pháp kế toán quản trị ABC vào trong công tác kế toán quản trị.

+ Nâng cao trình độ nhận thức của nhà quản trị về kế toán quản trị, nâng cao kiến thức chuyên môn của kế toán viên về kế toán quản trị bằng cách gửi đi học tập các lớp chuyên ngành.

+ Các nhà quản trị cần chú ý nhiều hơn đến việc áp dụng những thông tin đã được các phân tích của kế toán quản trị như phân tích CVP, phân tích định phí, biến phí, vào các quyết định quản trị.

+ Kế toán cần đưa ra các báo cáo theo báo cáo của kế toán quản trị sớm hơn. Hiện nay đa phần các báo cáo về hoạt động, kết quả sản xuất thưởng theo quý hoặc năm nên thường có độ trễ lớn, các báo cáo theo tháng sẽ có tác dụng thông tin kịp thời hơn các thay đổi về chi phí, giá thành cho nhà quản trị.

+ Trong công tác phân bổ chi phí, phân bổ định phí kế toán cần xem xét tới cơ cấu lãi đóng góp, định phí, biến phí của từng sản phẩm, nên phân bổ định phí nhiều cho những sản phẩm có tỷ lệ lãi đóng góp lớn.

+ Trong công tác tính toán giá thành có thể áp dụng những biểu mẫu tính giá thành của kế toán quản trị kết hợp với của kế toán tài chính, để có thể xem xét những khoản mục, những chỉ tiêu trong tính toán giá thành được chính xác và xát với thực tiễn nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chế độ kế toán doanh nghiệp, Bộ tài chính, 2006.

2. ĐOÀN XUÂN TIẾN, Giáo trình Kế toán quản trị doanh nghiệp, NXB Tài chính, 2005.

3. ĐẶNG VĂN THANH – ĐOÀN VĂN TIẾN, Kế toán quản trị Doanh nghiệp, NXB Tài chính, 1998.

4. Luật Kế toán Việt Nam, 2005.

5. Từ điển thuật ngữ kế toán Mỹ, NXB Đà Nẵng, 1994. 6. Từ điển thuật ngữ kế toán, NXB Thống kê, 1997.

7. PGS.TS NGUYỄN NĂNG PHÚC, Kế toán quản trị doanh nghiệp,

NXB Tài chính, 2007.

8. PHẠM THỊ THANH TÚ, Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở nhà máy đóng tàu Nam Hà, Nam Định, khoá luận tốt nghiệp Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh Thái Nguyên, 2008.

9. ĐẶNG THỊ NGỌC BÍCH, Tìm hiểu công tác kế toán quản trị về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty xi măng Hoàn Thạch – Minh Tân- Kinh Môn - Hải Dương, luận văn tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 2008.

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ NAM HÀ (Trang 83 - 85)