0
Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Giới thiệu chung về Công ty

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ NAM HÀ (Trang 38 -48 )

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1.1. Giới thiệu chung về Công ty

- Tên tổ chức kinh doanh: Công ty cổ phần công nghiệp tàu thuỷ Nam Hà - Địa chỉ: Số 2 Đê sông Đào - phường Trần Quang Khải –TP Nam Định - Tên giám đốc: PHẠM HÀO QUANG

- Điện thoại: 03503849797 Fax: 03503867132

- Tài khoản số: 1020000363178 Tại Ngân hàng: Công thương tỉnh NĐ - Mã số thuế: 0600340784

3.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Công ty cổ phần công nghiệp tàu thuỷ Nam Hà trực thuộc Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam, nay là Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam là một thành viên thuộc tổng công ty 91 do nhà nước điều hành và quản lý. Nó được ra đời từ tháng 12 năm 1960, toàn bộ nguồn vốn xây dựng, mua sắm máy móc thiết bị, nguyên liệu đều do Nhà nước cấp. Tiền thân của công ty cổ phần công nghiệp tàu thuỷ Nam Hà là xí nghiệp 1-5 thuộc tỉnh Nam Hà cũ kết hợp với xí nghiệp Xà Lan 1-5. Năm 1993, sau khi chia tách tỉnh Ninh Bình ra xí nghiệp Xà Lan 1-5 đổi tên là Nhà máy đóng tàu Nam Hà thuộc sở giao thông tỉnh Nam Hà cũ quản lý. Đến ngày 01/07/1996 Nhà máy đóng tàu Nam Hà chuyển về Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam quản lý. Ngày 12/05/2008 nhà máy đóng tàu Nam Hà đổi tên thành công ty cổ phần công nghiệp tàu thuỷ Nam Hà.

Công ty cổ phần công nghiệp tàu thuỷ Nam Hà hình thành là một trong những công ty đóng tàu đủ điều kiện hạn chế đóng tàu đi biển trong khu vực Đông Nam Á thoả mãn cấp II, là nhà máy lớn thuộc khu vực Đồng bằng Sông Hồng. Cho đến nay công ty cổ phần công nghiệp tàu thuỷ Nam Hà luôn được Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam đặt ở vị trí chiến lược đóng phương tiện có trọng tải 5000T trở lại.

- Sản phẩm chủ yếu

+ Đóng mới phương tiện vận tải đường sông, đường biển có trọng tải từ 1.000T đến 5.000T.

+ Sửa chữa phương tiện vận tải đường sông và đường biển có trọng tải từ 1.000T đến 5.000T.

- Nhiệm vụ:

+ Đóng mới, sửa chữa và phục hồi phương tiện vận tải tàu thuỷ, sản xuất sản phẩm công nghiệp khác.

+ Tổ chức thiết kế các loại sà lan tự hành vừa và nhỏ có công suất máy tính nhỏ hơn hoặc bằng 200 mã lực.

+ Nạo vét luồng lạch, san lấp mặt bằng. + Sản xuất xây dựng khung nhà thép.

- Thị trường của Công ty

Sản phẩm của Công ty hiện nay đang có mặt ở hầu hết các tỉnh thuộc đồng bằng Sông Hồng. Công ty cổ phần công nghiệp tàu thuỷ Nam Hà đã tham gia xây dựng cầu cáp Nam định, tàu đẩy, tàu kéo. Với thành tích trên Công ty đã được trao tặng huân chương hạng 2 và hạng 3. Năm 2002, chính phủ quyết định chỉ thị đầu tư cung cấp cho ngành đóng tàu trong nước và đầu tư dự án cho vay để đóng tàu vận tải thúc đẩy kinh tế thương mại dịch vụ phát triển. Với thực trạng của Công ty, được sự quan tâm của Bộ giao thông vận tải, Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam công ty được nâng cấp cơ sở hạ tầng với dự án 29 tỷ đồng. Đây cũng là cơ hội hiếm có đóng dấu một bước ngoặt lịch sử sang một trang khác trong quá trình hình thành và phát triển của Công ty. Qua 49 năm xây dựng và trưởng thành, vừa mua sắm đổi mới, đầu tư máy móc thiết bị, nâng cao trình độ sản xuẩt đổi mới công nghệ, nên sản phẩm của Công ty phong phú, chất lượng sản phẩm cao, mẫu mã đẹp có uy tín trên thị trường. Nhờ đổi mới cơ chế Công ty cổ phần công nghiệp tàu thuỷ Nam Hà đã năng động khai thác khách hàng có nhu cầu sản xuất… Chính vì thế đến nay (năm 2008) doanh thu của Nhà máy đạt 235 tỷ đồng.

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)

Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty CPCNTT

Qua quá trình hoàn thiện tổ chức cơ cấu, hiện nay Công ty có bộ máy quản lý gọn nhẹ, phù hợp với quy mô hiện tại. Bộ máy quản lý của Công ty bao gồm: Ban giám đốc, các phòng ban, phân xưởng.

Ban giám đốc:

Hiện nay ban giám đốc của Công ty bao gồm: 1 giám đốc và 2 phó giám đốc. Giám đốc Công ty là người đứng đầu Công ty đại diện cho cán bộ công nhân viên Công ty điều hành và chỉ huy mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, đời sống vật chất và là người chịu trách nhiệm cao nhất với Nhà nước về hoạt động kinh doanh của Nhà nước.

Các phòng ban:

Được tổ chức theo yêu cầu quản lý sản xuất kinh doanh chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ban Giám đốc, là bộ máy tham mưu cho Ban giám đốc có quan hệ mật thiết cùng nhau quản lý kiểm soát quá trình sản xuất của Công ty từ đó tính toán được hiệu quả kinh doanh. Đề xuất với ban Giám đốc những biện pháp tháo gỡ khó khăn đẩy mạnh sản xuất với mục đích sản xuất liên tục, ổn định, phát triển.

Giám đốc

Phó giám đốc phụ

trách kinh doanh

Phó giám đốc phụ

trách sản xuất

Phòng

tài

chính

kế toán

Phòng

vật tư

Phòng

tổ chức

hành

chính

Phòng

kế

hoạch

kỹ thuật

Phân

xưởng

vỏ tàu

Phân

xưởng

máy cơ

điện

Công ty cổ phần công nghiệp tàu thuỷ Nam Hà có 4 phòng ban chức năng:

* Phòng tài chính kế toán: Gồm 7 người chịu trách nhiệm trong việc tổ chức công tác kế toán theo đúng chế độ nguyên tắc của Nhà nước ban hành, theo dõi quản lý chặt chẽ vốn và tài sản, giám sát các khoản thu chi trong mọi hoạt động kinh doanh. Tập hợp chi phí tính giá thành một cách chính xác đầy đủ, cung cấp kịp thời những thông tin kinh tế cho giám đốc để ban giám đốc nắm bắt được tình hình sản xuất từ đó có những biện pháp hữu hiệu tháo gỡ khó khăn thúc đẩy sản xuất phát triển, phát huy luân chuyển vốn nhanh.

* Phòng vật tư: Gồm 4 người cung cấp đầy đủ vật tư phục vụ kịp thời cho sản xuất, giám sát cấp phát đúng định mức vật tư theo đúng phương án kỹ thuật, quản lý kho tàng, vật tư đảm bảo chất lượng an toàn không bị thất thoát.

* Phòng tổ chức hành chính: Gồm 8 người chịu trách nhiệm sắp xếp nơi làm việc, chỗ ăn, ở sinh hoạt và chăm lo sức khoẻ cho CBCNV, hỗ trợ những đơn vị khác cùng hoàn thành nhiệm vụ của Công ty giao cho.

* Phòng kế hoạch kỹ thuật: Gồm 10 người có chức năng lập kế hoạch sản xuất theo kỳ báo cáo, ký hợp đồng nghiệm thu và thanh toán các sản phẩm theo dõi giám sát quá trình thi công, quản lý vật tư bằng những phương pháp kỹ thuật cụ thể qua từng sản phẩm đồng thời theo dõi chất lượng sản phẩm.

3.1.1.4. Hệ thống tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ của Công ty a/ Hệ thống tổ chức sản xuất

Hoạt động sản xuất tại Công ty diễn ra ở 2 phân xưởng mỗi phân xưởng có 1 quản đốc điều hành.

Phân xưởng vỏ tàu: Chủ yếu thực hiện thi công chế tạo phần vỏ tàu gồm: - 10 tổ sắt hàn

- 1 tổ sơn trang trí

Phân xưởng máy cơ điện: Chủ yếu thực hiện thi công chế tạo lắp ráp phần động cơ và sửa chữa động cơ gồm:

- 3 tổ máy chuyên lắp đặt và sửa chữa

- 1 tổ điện phay tiện các thiết bị cho tàu và dụng cụ cơ khí sản xuất - 1 tổ điện chuyên lắp đặt và sửa chữa điện cho các con tàu và Công ty

- 1 kích kéo để lên đà và hạ thuỷ các sản phẩm - 3 tổ sắt hàn chuyên sửa chữa các phương tiện

(Nguồn: Phòng kỹ thuật)

Sơ đồ 3.2: Tổ chức sản xuất của Công ty

b/ Quy trình công nghệ đóng mới và sửa chữa

Để sản xuất thành một con tàu hoàn thiện Công ty phải ứng dụng những công nghệ như: cắt, gọt, hàn, công nghệ mạ, xử lý bề mặt, lắp ráp máy móc thiết bị, thực hiện khâu trực tiếp sản xuất có các phân xưởng cơ khí, phân xưởng máy cơ điện, qua đó ta có quy trình sản xuất như sau:

Khi nhận được đơn đặt hàng dựa trên hợp đồng kinh tế Công ty mua hoặc thiết kế bản vẽ theo đơn đặt hàng, sau khi có bản vẽ phòng kỹ thuật phóng dạng hạ liệu với các thông số kỹ thuật của tàu từ đó lập phương án kỹ thuật của từng phần, từng công đoạn, đồng thời bố trí sàn gá để lắp ráp vỏ tàu. Khi vỏ tàu đã được lắp ráp tiến hành hàn, sơn khi phần vỏ tàu hoàn thành tiến hành lắp máy. Khi tàu hoàn thiện cho hạ thuỷ chạy thử 48 giờ tại bến để theo dõi. Nếu đảm bảo cho chạy thử đường dài theo yêu cầu của khách hàng. Cuối cùng khi được sự chấp thuận của khách hàng hai bên tiến hành giao xuất xưởng.

Bộ phận sản xuất

Gọt

Lắp

ráp

xử lý

thiết

bị

Dụng

cụ

điện

Sửa

chữa

máy

thiết

bị

Hàn

Đường

kiểu

mẫu

Xử lý

bề mặt

Bộ phận sản xuất

chính

Bộ phận sản xuất

phụ

Bộ phận phục vụ

sản xuất

Cắt

* Quy trình công nghệ đóng mới tàu được thực hiện như sau: (1) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (9) (10) (10) (11) (11) (Nguồn:Phòng kỹ thuật)

Sơ đồ 3.3: Quy trình sản xuất đóng mới tàu

Sàn gá

Sơn

Đơn đặt hàng

Phóng dạng

Bản vẽ thiết kế

Lập phương án

Hàn

Lắp ráp vỏ tàu

Hạ thuỷ

Lắp ráp

Bàn giao xuất

xưởng

Chạy thử đường dài

Chạy thử tại bến

(1) Khi nhận được đơn đặt hàng của khách, khách hàng gặp nhân viên kỹ thuật để vẽ thiết kế tàu.

(2) Bản vẽ kỹ thuật sau khi hoàn thành được dùng làm căn cứ để phóng dạng tàu.

(3), (4) sau khi phóng dạng tàu xác định được các thông số kỹ thuật phòng kế hoạch lập phương án sản xuất đồng thời làm sản xuất đông thời làm sản gá để đỡ khung tàu.

(5), (6) Sau khi làm sàn gá và lập phương án kỹ thuật triển khai lắp ráp vỏ tàu.

(7) Khi lắp ráp vỏ tàu cần phải hàn, sơn, lắp máy

(8) Sau khi tàu đã hoàn thành lắp ráp khung tàu và trang bị máy móc thì hạ thuỷ tàu.

(9) Hoàn chỉnh trang thiết bị cho tàu sau đó tiến hành cho chạy thử tại bến (10) Tiến hành cho chạy thử đường dài

(11) Chạy thử đường dài thành công tiến hành cho xuất xưởng và bàn giao.

Quy trình công nghệ sửa chữa tàu

Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sửa chữa tàu được giải thích như sau: Khi nhận được đơn đặt hàng phòng kế hoạch- kỹ thuật của Công ty tiến hành kiểm tra mức độ sửa chữa để lập phương án sửa chữa dự trù vật tư, nhân công…làm căn cứ để xuất kho vật tư giao cho từng bộ phận tiến hành hàn, sơn gỉ, lắp máy. Khi hoàn thành công việc sửa chữa cho tàu hạ thuỷ, chạy thử để nghiệm thu và thanh toán hợp lý hợp đồng.

(1) Sau khi Công ty nhận được đơn đặt hàng phòng kỹ thuật tiến hành kiểm tra mức độ hư hỏng của tàu.

(2) Sau khi kiểm tra lập phương án kỹ thuật để sửa chữa tàu (3) Chuẩn bị vật tư, nhân công để sửa chữa tàu như hàn, sơn lại (4) Hạ thuỷ tàu

(5) Cho tàu chạy thử

(1) (1) (2) (3) (3) (4) (5) (6) (6) (Nguồn: Phòng kỹ thuật)

Sơ đồ 3.4: Quy trình công nghệ sửa chữa tàu

3.1.1.5. Tổ chức công tác kế toán của Công ty a/ Bộ máy kế toán

Xuất phát từ tổ chức sản xuất kinh doanh để phù hợp với yêu cầu quản lý, Công ty cổ phần công nghiệp đóng tàu Nam Hà được tổ chức theo hình thức kế

Máy

Đơn đặt hàng

NVL

Phương án sửa

chữa

Kiểm tu

Sơn chống rỉ

Hàn

Nghiệm thu

thanh toán

Chạy thử

Hạ thuỷ

37

toán tập trung. Theo hình thức này, phòng kế toán thực hiện công việc kế toán của đơn vị từ các phân xưởng đến các bộ phận trực thuộc. Các bộ phận trực thuộc không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà các tổ trưởng làm nhiệm vụ ghi chép ban đầu thu nhận chứng từ gửi về phòng kế toán.

- Kế toán trưởng: Là người đứng đầu điều hành mọi công việc trong phòng kế toán, tổ chức công tác tài chính của Công ty.

- Phó trưởng phòng: Là người chịu trách nhiệm tham mưu giúp việc, điều hành, ngoài ra phải tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, theo dõi kế toán thuế và nghiệm thu thanh toán các sản phẩm.

- Kế toán tổng hợp: Là người chịu trách nhiệm lập báo cáo tài chính. - Kế toán thanh toán: chịu trách nhiệm thu chi, quan hệ giao dịch ngân hàng, theo dõi thanh toán các khoản nợ.

- Kế toán quỹ: Thu chi các khoản liên quan đến tiền, ngoài ra còn theo dõi các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ, hàng tháng thanh toán lương.

- Kế toán vật liệu và TSCĐ: theo dõi nhập, xuất, tồn vật liệu, theo dõi sự biến động về tài sản, tính khấu hao TSCĐ.

- Kế toán lương các bộ phận: chấm công và thanh toán lương, chế độ ốm đau thai sản, tai nạn lao động.

(Nguồn: Phòng kế toán)

Sơ đồ 3.5: Bộ máy kế toán tại Công ty

Phó trưởng phòng

kế toán

Kế toán trưởng

Kế toán

thanh

toán và

theo dõi

công nợ

Kế toán

quỹ

thanh

toán

lương

Kế toán

vật liệu

và tài sản

cố định

Kế toán

lương

các phân

xưởng

Kế

toán

tổng

hợp

b/ Hệ thống sổ kế toán

Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng: Đối chiếu:

(Nguồn: Phòng kế toán)

Sơ đồ 3.6: Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty

Do đặc điểm chu kỳ sản xuất kinh doanh kéo dài, sản xuất đơn chiếc theo quy trình hỗn hợp nên tình hình luân chuyển chứng từ nội bộ chậm, không cập nhật hàng ngày nên Công ty áp dụng hạch toán theo hình thức chứng từ ghi sổ. Đây là hình thức kế toán đơn giản, dễ làm nhưng có yếu điểm không phản ánh và cập nhập nhanh chóng về số liệu, công việc vào sổ sách thường bị đọng lại ở cuối tháng. Bảng tổng hợp chi tiết Chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ quỹ Bảng cân đối số phát sinh Sổ cái

Báo cáo tài chính

Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc kế toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ đeer ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó dùng để ghi vào sổ cái. Chứng từ gốc sau khi làm căn cứ ghi sổ được dùng để ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết. Cuối tháng, tiến hành khoá sổ tính ra tổng số tiên của các nghiệp vụ kinh tế trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tính tổng số phát sinh nợ, tổng số phát sinh có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái. Căn cứ váo sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh.

Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ vái và bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập các báo cáo tài chính.

c/ Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty CPCNTT Nam Hà.

- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên. - Phương pháp tính giá NVL xuất kho: phương pháp bình quân gia quyền. - Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ.

- Công ty đã và đang áp dụng hệ thống tài khoản kế toán theo quyết định số 15 TC/QĐ.CĐKT do Bộ tài chính ban hành thống nhất áp dụng trong cả nước từ ngày 20/06/2006 có sửa đổi.

- Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm - Đơn vị tính sử dụng là Việt Nam đồng.

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ NAM HÀ (Trang 38 -48 )

×