cùng là bảo hộ quyền tác giả trước cuộc cách mạng kỹ thuật số.
2.1. ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC NGHỆ THUẬT HỌC NGHỆ THUẬT
Để bảo hộ quyền tác giả thì tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả phải là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm hoặc là chủ sở hữu quyền tác giả. Quy định này được thể hiện tại khoản 1 Điều 13 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. Đây là điều kiện đầu tiên để được bảo hộ quyền tác giả. Bởi nếu tổ chức hoặc cá nhân đó không chứng minh một cách rõ ràng, đầy đủ rằng nếu họ không phải là tác giả, là người trực tiếp làm ra tác phẩm hoặc họ không phải là chủ sở hữu quyền tác giả thì pháp luật không thể bảo vệ cho những điều mà không thuộc về họ.
Ngoài điều kiện trên thì còn một điều kiện tiếp theo để bảo hộ quyền tác giả nữa được quy định rõ ràng tại khoản 2 Điều 13 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 là tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác. Như vậy, nếu tác phẩm không được công bố lần đầu tiên ở Việt Nam thì sẽ không thuộc đối tượng tác phẩm được bảo hộ. Đây là nguyên tắc thể hiện rõ rệt yếu tố lãnh thổ trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Mọi người không thể lấy suy nghĩ của ai đó ra khỏi đầu, nhưng lại rất dễ dàng sao chép ý tưởng của người khác, nếu ý tưởng đó đã được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định để có thể
nhận biết được. Chính vì yếu tố này, nên pháp luật của một quốc gia về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ chỉ có thể bị giới hạn trong lãnh thổ của quốc gia mình, nơi pháp luật của quốc gia đó có hiệu lực, mà không thể bảo vệ sang lãnh thổ của quốc gia khác, nơi có hệ thống pháp luật của quốc gia khác.
Vì vậy, để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng thì các quốc gia mong muốn để bảo hộ cho công dân của mình thì cũng phải thừa nhận, bảo hộ cho công dân của các nước khác. Việc các quốc gia, lãnh thổ ký kết, tham gia các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ cũng theo nguyên tắc "có đi có lại" trong quan hệ quốc tế. Một công dân của nước này sẽ được bảo hộ về quyền sở hữu trí tuệ tại nước khác, nếu quốc gia đó cũng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho công dân của nước này. Việt Nam đã tham gia Công ước Berne nên cũng tuân thủ nguyên tắc này. Tiếp theo việc tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam được bảo hộ, thì tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm cũng được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Việc này cũng được thể hiện rõ ràng tại khoản 2 Điều 13 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005.
Theo Điều 3 của Công ước Berne thì ngoài việc bảo hộ cho những tác phẩm đã công bố giống như pháp luật Việt Nam, Công ước Berne còn bảo hộ cho tác phẩm của các tác giả là công dân của một trong những nước thành viên của Liên hiệp dù những tác phẩm đó đã công bố hay chưa. Như vậy, phạm vi bảo hộ của Công ước Berne là rộng hơn của pháp luật Việt Nam.