Khái quát chung về hệ thống pháp luật Trung Quốc trong lĩnh vực quyền tác giả

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam với việc Việt Nam gia nhập Công ước Berne potx (Trang 34 - 36)

TRUNG QUỐC KHI GIA NHẬP CÔNG ƯỚC BERNE

1.5.1. Khái quát chung về hệ thống pháp luật Trung Quốc trong lĩnh vực quyền tác giả quyền tác giả

Trong thế giới ngày nay, việc gắn mọi hoạt động với bảo hộ sở hữu trí tuệ là rất quan trọng. Vị thế của Trung quốc trong vấn đề này là gì? Pháp luật quy định về quyền sở hữu trí tuệ của Trung Quốc hiện tại là gì và nó có hiệu lực như thế nào? Trung Quốc đã áp dụng tiêu chuẩn đánh giá nào để đảm bảo cam kết quốc tế về bảo hộ sở hữu trí tuệ? Những thông tin ngắn gọn về chủ đề này sẽ chứng minh tính hữu ích của việc bảo hộ sở hữu trí tuệ. Có thể nói, giữa Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng về pháp luật và hệ thống chính trị, việc nghiên cứu pháp luật và thực tiễn thực thi - nhất là trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung, quyền tác giả nói riêng là cần thiết, và rất có ích cho thực tiễn Việt Nam. Chính vì thế mà tác giả đã đến nghiên cứu tại Trường đại học Thượng Hải, tiếp cận với những giáo sư hàng đầu về Luật Trung Quốc như Bà tiến sỹ Palmela Samuelson, các giáo sư Alford; Gao Lulin để có được những thông tin về pháp luật Trung Quốc về vấn đề này. Đồng thời, việc nghiên cứu tình hình thực tế Trung Quốc cũng chiếm khá nhiều thời gian, nhưng cuối cùng thì công việc cũng được hoàn thành.

Kể từ khi Trung Quốc tiến hành cải tổ mạnh mẽ nền kinh tế vào cuối thập niên 70, nền kinh tế của Trung Quốc đã có những tăng trưởng vượt bậc. Điều này được cộng đồng thế giới biết đến và tôn trọng. Quá trình cải tổ kinh tế này, cũng như sự phát triển có được từ công cuộc cải tổ này chủ yếu diễn ra ở ngành nông nghiệp và sản xuất. Lĩnh vực thông tin dù có tăng trưởng trong những năm gần đây vẫn còn là một lĩnh vực với tiềm năng phát triển lớn hơn những gì mà lĩnh vực này đã đạt được.

Luật về sở hữu trí tuệ có thể giúp Trung Quốc tiến hành các tham vọng tiếp theo để phát triển nền kinh tế. Theo Giáo sư Gao Lulin thì "dù có rất nhiều yếu tố đóng góp vào sự phát triển mau lẹ của nền kinh tế Trung Quốc, song một môi trường thuận lợi cho việc sở hữu trí tuệ đóng một vai trò cực kì quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát

triển của nền kinh tế". Điều này lại càng đúng đối với lĩnh vực thông tin của Trung Quốc bởi thị trường cho các sản phẩm thông tin và dịch vụ chỉ có thể tiến xa khi quyền sở hữu trí tụê được đảm bảo.

Hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thể hiện rất rõ sự phát triển của nền văn minh nhân loại và nền kinh tế hàng hoá. Ở mỗi nước khác nhau, nó trở thành công cụ pháp lý hiệu quả để bảo hộ quyền lợi cho chủ sở hữu các sản phẩm trí tuệ, xúc tiến phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế xã hội và cho phép cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên do lịch sử có nhiều thay đổi nên Trung Quốc bắt đầu sử dụng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của mình vào thời điểm tương đối muộn. Sau khi bắt đầu công cuộc cải cách và mở cửa ra thế giới, Trung Quốc đã thúc đẩy quá trình thiết lập hệ thống quyền sở hữu trí tuệ để phát triển nhanh chóng lực lượng sản xuất xã hội, thúc đẩy tiến bộ xã hội, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế thị trường xã hội và hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Kể từ cuối những năm 70, Trung Quốc đã đạt được nhiều kết quả đáng kể trong lĩnh vực này, rút ngắn khoảng cách nhiều năm so với các nước phát triển khác, những nước đã áp dụng quyền sở hữu trí tuệ cách đây hàng hai mươi năm thậm trí hàng trăm năm, thiết lập hệ thống pháp luật tương đối toàn diện cho quyền sở hữu trí tuệ. Bằng cách này, Trung Quốc đã gây được sự chú ý của thế giới đối với những thành tích của mình. Nó không chỉ thể hiện ở việc ban hành mà còn ở việc thi hành luật.

Nguyên tắc chung của luật dân sự của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đã được thông qua tại phiên họp thứ tư của Quốc hội nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa lần thứ 6 vào ngày 12/04/1986 và có hiệu lực vào ngày 01/01/1987. Trong khi xây dựng luật này, lần đầu tiên quyền sở hữu trí tuệ đã được xác định rõ trong luật dân sự cơ bản của Trung Quốc giống như quyền công dân, và cũng lần đầu tiên luật này xác nhận quyền tác giả có nguồn gốc từ quyền công dân.

Chính phủ Trung Quốc cũng đã cố gắng hết sức để xây dựng một môi trường mang tính hội nhập quốc tế cao mà trong đó các quyền sở hữu trí tuệ về mạng tích hợp được bảo hộ. Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới đã thông qua công ước sở hữu trí tuệ mạng tích hợp tại hội nghị ngoại giao được tổ chức ở Washington năm 1989; Trung Quốc nằm trong số các quốc gia ký công ước đầu tiên.

Luật quyền tác giả của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đã được Uỷ ban thường trực thông qua tại hội nghị lần thứ 15 của hội đồng nhân dân quốc gia lần thứ 7 vào ngày 07/09/1990 và có hiệu lực vào ngày 01/06/1991.

Vào ngày 10/07/1992, Chính phủ Trung Quốc đã đệ đơn lên tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới xin ra nhập công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học - nghệ thuật. Vào ngày 30/07/1992 Trung Quốc đã đệ đơn lên UNESCO xin ra nhập Công ước chung về quyền tác giả và lần lượt trở thành quốc gia thành viên của cả hai công ước này từ ngày 15 và ngày 30/10/1992.

Vào ngày 04/01/1993, Chính phủ Trung Quốc đã đệ đơn lên tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới xin ra nhập công ước bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm chống sao chép và trở thành quốc gia thành viên từ ngày 30/04/1993.

Năm 2001, sau quá trình vận động đàm phán gia nhập WTO, nhằm tăng cường hiệu quả cho việc bảo vệ Quyền sở hữu Trí tuệ, Chính phủ Trung Quốc đã tiến hành rà soát lại luật và các văn bản dưới luật về việc Bảo vệ Quyền sở hữu Trí tuệ. Trong khi càng đưa ra nhiều nhấn mạnh về việc thúc đẩy tiến bộ về khoa học và công nghệ, sự cải cách với sự liên quan đến các mục đích lập pháp, nội dung của các quyền, các tiêu chuẩn của sự bảo vệ và ý nghĩa của những hành vi hợp pháp, thì sự rà soát lại đã mang luật pháp và các quy định đi vào cuộc sống với "Sự thỏa thuận về các khía cạnh liên quan đến thương mại của Quyền sở hữu Trí tuệ" của tổ chức WTO và các điều ước quốc tế khác về việc bảo vệ Quyền sở hữu Trí tuệ nói chung, quyền tác giả nói riêng.

Trên đây là một số nét chính trong hoạt động lập pháp và hội nhập tham gia các điều ước quốc tế của Trung Quốc. Vậy trên thực tế diễn biến như thế nào, tác giả xin được nghiên cứu tiếp tục.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam với việc Việt Nam gia nhập Công ước Berne potx (Trang 34 - 36)