Thực tiễn bảo vệ quyền tác giả ở Trung Quốc khi gia nhập Công ước Berne

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam với việc Việt Nam gia nhập Công ước Berne potx (Trang 46 - 50)

Berne

Hệ thống pháp luật bảo vệ bản quyền Trung Quốc đã dần dần được thiết lập vào những năm 1990, với việc thực hiện "Luật Bản quyền" như là một dấu hiệu phân biệt trong quá trình này. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã tiến hành sửa đổi lại "Luật bản quyền". Trung Quốc cũng ban hành thêm một số văn bản hướng dẫn thi hành

như "Các quy định về Bảo vệ Phần mềm máy tính", "Các quy định cho việc thực hiện Luật Bản quyền", "Tiến trình thực hiện các hình phạt hành chính liên quan đến Bản quyền" và "Các quy định về Quản lý chung Bản quyền".

Hiện nay, Trung Quốc thiết lập hệ thống quản lý hành chính bản quyền với ba cấp: Cục Bản quyền Nhà nước, Cục bản quyền cấp Tỉnh - thành phố và cơ quan bản quyền cấp quận - huyện (cấp châu không có Cục bản quyền).

Trong những năm gần đây, các cơ quan quản lý hành chính về bản quyền của Trung Quốc ở các cấp đã tăng cường thực hiện quản lý luật bản quyền của họ. Họ đã tạo ra thêm nhiều mối quan hệ hợp tác với các cơ quan chính quyền khác, như Cơ quan an ninh, công nghiệp và thương mại, hải quan, in ấn xuất bản, và cục văn hóa. Kết quả là, đã hình thành nên một cơ cấu thi hành pháp luật mà nhờ nó các cơ quan khác nhau đã cùng phối hợp chống lại các vi phạm và việc sao chép có bản quyền cũng đang dần dần đi vào khuôn phép.

Các cơ quan quản lý hành chính về bản quyền đã luôn duy trì sự quản lý đối với vi phạm và sao chép bản quyền. Họ đã tiến hành vài chiến dịch để thu hồi băng đĩa lậu, sách giáo khoa, sách tham khảo, phần mềm, các sản phẩm sao chép bất hợp pháp và bán các sản phẩm nghe nhìn lậu và cả trên Internet. Theo thống kê chưa đầy đủ, từ năm 1995 đến năm 2004, Cơ quan quản lý hành chính về bản quyền các cấp đã thu hồi 350 triệu bản copy lậu, thụ lý 51.368 vụ vi phạm và giải quyết được 49.983 trong số chúng. Năm 2004, họ đã thụ lý 9.691 vụ vi phạm, giải quyết được 9.497 trong số đó và phạt hành chính những kẻ vi phạm trong 7.986 vụ. Trong số đó đã điều tra và phạt 2 doanh

nghiệp Trung Quốc vi phạm bản quyền của Công ty Microsoft của Mỹ và một vài vụ

lớn khác.

Trên thực tế, để cân bằng giữa lợi ích của quần chúng trong nước với các yêu cầu quốc tế, Nhà nước Trung Quốc đã thi hành một chính sách hai mặt. Thực tiễn về bảo vệ bản quyền ở Trung Quốc thì không hẳn như trong các báo cáo trên đây. Trung Quốc hiện nay vẫn là nước dẫn đầu thế giới về nạn vi phạm bản quyền, tập trung trong hai lĩnh vực phim ảnh và âm nhạc. Trong khoảng hơn một chục năm trở lại đây, Trung

Quốc đã có những bước tiến lớn trong đầu tư vào lĩnh vực sản xuất công nghệ cao, trong đó có sản xuất đĩa CD và DVD. Nhưng chính việc đầu tư mạnh vào công nghệ này đã dẫn đến tình trạng các nhà "sản xuất" tư nhân mọc lên như nấm.

Ở Trung Quốc, không có bộ phim nào là không thể bị ăn cắp. Đường dây kết nối giữa những Hoa Kiều ở Mỹ với những "nhà sản xuất" là hết sức chặt chẽ, họ sẵn sàng ngay lập tức bỏ tiền mua một bản phim DVD ngay khi nó vừa phát hành và cỗ máy "bẻ khoá" bắt đầu hoạt động. Ứng dụng đường truyền internet băng thông rộng giúp cho họ có thể chuyển toàn bộ dữ liệu (khoảng dưới 8Gbs) về Trung Quốc để sản xuất hàng loạt. Thậm chí, việc gán thêm một tập tin phụ đề tiếng Trung Quốc phổ thông vào cũng hết sức đơn giản, tuy nội dung do Hoa Kiều Mỹ làm thì có thể còn thô sơ.

Một kiểu vi phạm bản quyền nữa ở Trung Quốc cũng khá phổ biến: vi phạm về số lượng. Trong khi Nhà nước Trung Quốc đang cố gắng mua được bản quyền của các bộ phim, các tác phẩm nghệ thuật khác càng nhiều càng tốt, với giá càng rẻ càng tốt để phục vụ cho nhu cầu của quần chúng trong nước thì chính những tác phẩm được Nhà nước Trung Quốc xuất bản đó lại bị ăn cắp. Việc ăn cắp này nhiều khi diễn ra ngay ở tại nơi sản xuất chính thống, có nghĩa là thay vì chỉ sản xuất một triệu bản như Hợp đồng bản quyền, người ta sản xuất đến 10 triệu bản! Và tác giả cho rằng, việc này không phải là Nhà nước không biết, mà biết rất rõ thậm chí còn có chủ trương như vậy.

Phổ biến về nạn băng đĩa lậu ở Trung Quốc, đó là việc tập trung sản xuất băng đĩa lậu có độ bền thấp để bán lậu sang biên giới các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam. Có thể nói, đây là một "vấn nạn" đối với các nước láng giềng. Về thực tế, có vẻ như các cơ quan chức năng Trung Quốc không quá quan tâm đến vấn đề này, việc tiêu huỷ băng đĩa lậu thỉnh thoảng chỉ được làm công khai, trước sự chứng kiến của một vài quan khách quốc tế ở "đâu đó" trong lòng nội địa nước Trung Hoa. Còn tình trạng băng đĩa lậu ở vùng biên giới thì gần như được "bật đèn xanh".

Thực ra, đến nay không phải cộng đồng quốc tế không biết đến vấn đề này, nhưng Trung Quốc đang nổi lên với tư cách như là một cường quốc với sức mạnh tổng hợp đáng gờm, không phải là một tay mơ dễ bị bắt nạt.

Tóm lại, nhìn lại những gì đang diễn ra trên đất nước Trung Quốc, chúng ta thấy

có quá nhiều điểm tương đồng về thực tại xã hội và cả trình độ lập pháp, hành pháp. Điều mà tác giả muốn kết luận ở đây, có lẽ là việc Trung Quốc đã cân bằng quá tốt giữa lợi ích quốc gia với việc thể hiện ra bên ngoài trong tiến trình hội nhập quốc tế. Phải chăng đó là bài học quá tốt cho những người đi sau là chúng ta?

Chương 2

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam với việc Việt Nam gia nhập Công ước Berne potx (Trang 46 - 50)